Độn cằm là gì? Ts. Bs Richard Huy tư vấn những vấn đề liên quan

Ngày đăng: 20-02-2021 | Lần cuối cập nhật : 13-05-2021

Mất 30 giây để đọc

Độn cằm là ca phẫu thuật thẩm mỹ được nhiều ca sĩ, diễn viên ưa chuộng bởi những ưu điểm đặc biệt. Kết quả mang tới dáng cằm Vline, thanh thoát với góc nghiêng quyến rũ. Nhưng liệu rằng có phải đối tượng nào cũng có thể thực hiện độn cằm? Và nếu lựa chọn thực hiện độn cằm thì khách hàng cần lưu ý những điều gì? Đọc những tư vấn dưới đây của Ts. Bs Richard Huy để có thêm những kiến thức chính xác về độn cằm.

1. Độn cằm là gì?

Hầu hết dáng cằm của người Việt Nam đa số sẽ thường ngắn, góc cằm tù. Chính những nhân tố tự nhiên đó đã phần nào là nguyên nhân cho việc góc cằm thiếu cân xứng, quyến rũ. Thông thường để khắc phục triệt để những khuyết điểm này thì độn cằm là một trong những lựa chọn tối ưu. 

Độn cằm là gì?

Độn cằm là một biện pháp can thiệp thẩm mĩ, tạo hình lại vùng cằm của khách hàng, giúp phần xương cằm sở hữu đúng vị trí chuẩn tỉ lệ vàng.

Nhiều trường hợp khách hàng từ dáng cằm tù, ngắn, lẹm... đã sở hữu được dáng cằm Vline chuẩn. Gương mặt cũng vì thế mà trở nên thanh thoát hơn, hình thành những đường nét thanh tú.

Tỉ lệ cân xứng, chiều dài mặt hợp lý, khi nhìn góc nghiêng, 3 điểm cằm, môi, mũi sẽ tạo thành một đường thẳng hợp lý. Trong độn cằm, lại có thể chia ra thành nhiều loại, với những biện pháp khác nhau, cụ thể: độn cằm bằng sụn tự thân, độn cằm bằng sụn nhân tạo (hay còn gọi là trượt cằm).

2. Phân biệt độn cằm và trượt cằm?

Nhiều khách hàng vẫn thường nhầm lẫn, hoặc khó có thể phân biệt được thế nào là trượt cằm, độn cằm. Về bản chất, trượt cằm và độn cằm đều là những phương pháp giúp khách hàng khắc phục được những hạn chế về cằm, mang lại dáng cằm thanh thoát, tự tin.

Tuy nhiên, mỗi phương pháp lại có những đặc điểm riêng. Dưới đây, bác sĩ sẽ phân tích chi tiết để khách hàng có thể dễ dàng phân biệt. 

a) Chất liệu sử dụng

Độn cằm sử dụng sụn nhân tạo để tạo nên dáng cằm thanh thoát. Tại các bệnh viện thẩm mỹ uy tín, sụn nhân tạo cũng cần được chọn lựa và đạt đúng tiêu chuẩn của Bộ Y tế, thông thường, sụn nhân tạo Hàn Quốc vẫn được đa số các bệnh viên sử dụng. 

Phân biệt trượt cằm và độn cằm

Nhưng với trượt cằm, chất liệu được sử dụng chính là xương tự thân. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng các kĩ thuật đặc biệt để tách phần xương cằm, đẩy chúng ra phía ngoài hoặc vào bên trong để tạo ra được dáng cằm cân xứng như mong muốn của khách hàng. 

b) Kĩ thuật thực hiện

Độn cằm sử dụng sụn nhân tạo, nên khi tiến hành, bác sĩ cần cắt gọn phần sụn cân đối với tỉ lệ của từng khuôn mặt. Sau đó, bác sĩ tiến hành đưa phần sụn đó vào vùng cằm và tạo dáng cằm cân đối, chuẩn xác. 

Còn với trượt cằm, bác sĩ trong bước thăm khám sẽ cần phải đo vẽ tỉ lệ chuẩn xác phần cằm cần cắt gọt. Khi đã có tỉ lệ chính xác cuối cùng sẽ tiến hành cắt gọt xương hàm theo như đã đo vẽ, đẩy ra trước hoặc sau để có dáng cằm chuẩn Vline. 

c) Thời gian thực hiện

Thời gian thực hiện của độn cằm nằm trong khoảng 30 – 45 phút, nhưng thời gian thực hiện của trượt cằm sẽ kéo dài hơn, từ 90 – 120 phút. 

3. Đối tượng nào nên tiến hành độn cằm

Phương pháp này không giới hạn giới tính thực hiện, nam và nữ đều có thể sử dụng nếu muốn sở hữu dáng cằm chuẩn Vline theo tỉ lệ khuôn mặt.

Đối tượng nào nên tiến hành độn cằm

Thông thường, phương pháp độn cằm sẽ khắc phục được đa số các khuyết điểm về cằm. Cằm lẹm, ngắn, không cân xứng,... sau khi độn cằm sẽ cho khách hàng dáng cằm Vline.

4. Ưu nhược điểm của độn cằm

Một số ưu và nhược điểm của phương pháp độn cằm 

a) Ưu điểm

Độn cằm mang lại dáng cằm chuẩn tỉ lệ vàng, chuẩn Vline cân xứng, khắc phục được triệt để nhược điểm về hàm, tạo vẻ đẹp hoàn hảo

Do việc sử dụng chất độn nhân tạo, nên bạn hoàn toàn có thể tùy ý điều chỉnh hình dáng, kích thước chất độn, tạo dáng cằm theo như mong muốn. Ngoài ra, khi đến các bệnh viện thẩm mỹ, bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho từng khách hàng chất liệu độn sao cho phù hợp cơ thể của từng người. 

Sau khi trượt cằm thì sẽ ra sao?

Nếu trong trường hợp khách hàng không hài lòng với kết quả thẩm mỹ thì cũng có thể thực hiện lại độn cằm dễ dàng hơn so với trượt cằm. Bởi thao tác thực hiện độn cằm cũng dễ dàng hơn. 

Thực hiện độn cằm, khách hàng cũng không cần phải quá lo lắng về sẹo sau thẩm mỹ, bởi vết rạch sẽ được thực hiện ở bên trong miệng. 

b) Nhược điểm

Phẫu thuật thẩm mỹ độn cằm sẽ có những tác dụng phụ ví dụ như tê ở cằm, sưng ở vùng điều trị,... Nhưng đây cũng là những triệu chứng thông thường, sẽ biến mất sau một vài tuần làm thủ thuật.

Nhược điểm của độn cằm?

Bên cạnh đó, khách hàng cũng có thể đối diện với những biến chứng nếu làm ở những cơ sở thẩm mỹ không có uy tín như: hư hại răng, nhiễm trùng vết mổ, lệch chất liệu cấy ghép...

Do sử dụng chất liệu nhân tạo nên nếu không thăm khám với bác sĩ chuyên khoa chuyên môn cao, khách hàng còn có thể đối diện với tình trạng cơ thể đào thải chất cấy ghép. 

5. Quy trình PTTM độn cằm

Bước 1: Thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa

Đây là bước đầu tiên nhưng cũng vô cùng quan trọng với bất kì một cuộc phẫu thuật nào. Tại đây, bạn cần trao đổi chi tiết với bác sĩ về dáng cằm mà bạn mong muốn, những hạn chế phần cằm mà bạn cảm nhận. Bác sĩ sẽ thăm khám và cho bạn lời khuyên chi tiết.

Bước 2: Kiểm tra sức khỏe, mô phỏng 3D và tư vấn chi tiết

Để thực hiện được dịch vụ hay không, việc khám sức khỏe là không thể bỏ qua. Khách hàng cần phải được chắc chắn rằng đủ điều kiện sức khỏe để có thể tiến hành phẫu thuật.

Thăm khác trước khi thực hiện độn cằm

Ngoài ra, tại bước này bác sĩ cũng cần tiến hành do vẽ phần cằm, mô phỏng lại trên mô hình 3D để làm căn cứ chính xác lựa chọn chất liệu cũng như hình dáng để mang lại cho khách hàng dáng cằm chuẩn tỉ lệ vàng. 

Bước 3: Cắt gọt chất liệu độn theo tỉ lệ đã được xác định

Mỗi một khuôn mặt lại cần có sự điều chỉnh khác nhau để đảm bảo tỉ lệ cân xứng. Do đó, bác sĩ sau quá trình thăm khám và do vẽ được tỉ lệ, cần điều chỉnh cắt gọn chất liệu độn sao cho phù hợp với khuôn mặt của khách hàng.

Kết quả chỉ có thể đẹp, tự nhiên, dáng cằm chuẩn V-line khi chất liệu độn đã có khung đường nét chính xác. 

Các loại sụn để độn cằm

Bước 4: Gây tê tại chỗ vùng cằm và thực hiện phẫu thuật

Tại bước này, bác sĩ sẽ tạo một đường rạch. Để đảm bảo hoàn toàn không lộ dấu vết thẩm mĩ, bác sĩ sẽ tiến hành cắt rạch ở bên trong niêm mạc miệng, đường rạch này cách môi dưới khoảng 2 - 3cm.

Lúc này, bác sĩ sẽ sử dụng các thiết bị chuyên dụng để bóc tách niêm mạc, tạo một khoang trống để cho chất liệu độn vào. 

Bước 5: Khâu thẩm mỹ bằng chỉ tự tiêu

Sau khi tiến hành cho chất liệu độn vào bên trong, bác sĩ sẽ tiến hành khâu thẩm mỹ bằng chỉ tự tiêu. 

6. Chế độ chăm sóc sau độn cằm

Sau khi thực hiện độn cằm nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt để độn cằm đạt hiệu quả cao nhất.

a) Sau độn cằm kiêng ăn gì?

Sau khi độn cằm, để đảm bảo vào form chính xác, khách hàng cần chú ý nên tránh ăn những thức ăn cứng, lựa chọn những thức ăn mềm, dạng lỏng như cháo, sinh tố, súp,...

Chế độ ăn nên có nhiều rau xanh, hoa quả, để cung cấp đủ chất xơ, vitamin,... để vết thương nhanh bình phục. Một số thức ăn bạn có thể cân nhắc lựa chọn như nước ép dứa, hoa quả có chưa vitamin C, tinh bột nghệ,... để vết thương mau lành.

Độn cằm kiêng ăn gì?

Theo quan niệm dân gian, bạn cũng nên kiêng một số thực phẩm có thể gây sẹo nồi, mưng mủ vết thương... như thịt gà, rau muống, đồ nếp, đồ uống có cồn,... để mau chóng bình phục. 

b) Chế độ sinh hoạt 

Sau khi thực hiện độn cằm, bạn cần phải đeo nẹp vùng cằm ít nhất trong 5 ngày đầu. Bạn có thể gặp phải tình trạng sưng, phù nề, hoặc bầm tím. Để giảm thiểu những tình trạng này, bạn có thể chườm đá trong 2-3 ngày đầu.

Đá sẽ có công dụng giảm sưng hiệu quả. Ngoài ra, để nhanh hết bầm tím, bạn hãy thực hiện chườm nóng, việc này sẽ giúp máu nhanh tan. 

Việc chải răng cũng cần được thực hiện đúng để không ảnh hưởng tới vết thương, hãy tham khảo kĩ lưỡng hướng dẫn của bác sĩ. Bạn cần phải cân nhắc lựa chọn bàn chải lông mềm, chải răng nhẹ nhàng, súc miệng bằng nước muối sau ăn để vệ sinh vết mổ sạch sẽ. 

Tránh những biểu cảm mạnh trên gương mặt, ảnh hưởng tới cằm như cười, va chạm, nhai mạnh,... việc này sẽ khiến cho vết thương khó lành, hoặc gây ảnh hưởng tới dáng cằm sau này. 

7. Giải đáp thắc mắc liên quan tới trượt cằm

Nhiều bạn muốn thực hiện trượt căm nhưng lại có nhiều thắc mắc liên qua đến trượt cằm muốn được giải đáp như:

a) Độn cằm sau bao lâu thì lành? Bao lâu thì hết sưng?

Độn cằm được các chuyên gia đánh giá là thủ thuật đơn giản, nên thời gian bình phục sẽ nhanh hơn trượt cằm. Bác sĩ khẳng định rằng, việc xuất hiện sưng phù, bầm tím sau độn cằm là biểu hiện rất bình thường.

Độn cằm có sưng không?

Khách hàng cần một thời gian nhất định để cằm lành và hết sưng. Tuy nhiên để có được câu trả lời chính xác cho việc độn cằm sau bao lâu thì lành, hết sưng, tím còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Nhìn chung, độn cằm chỉ cần sau 1 tuần thì khách hàng có thể sở hữu dáng cằm thon gọn, sau 3 đến 6 tháng dáng cằm sẽ vào form tự nhiên. 

b) Độn cằm xong có tiêm filler được không?

Các chuyên gia đều nhận định rằng, độn cằm xong hoàn toàn có thể tiêm filler được. Tuy nhiên, trường hợp này có thể mang tới rất nhiều rủi ro nếu khách hàng không thực hiện ở những bệnh viên thẩm mỹ chất lượng.

Rủi ro lớn nhất có thể phải đối mặt là nhiễm trùng vết thương, trường hợp nặng sẽ buộc phải tháo chất độn. Để đảm bảo an toàn khi tiêm filler, khách hàng hãy trao đổi cụ thể với bác sĩ về việc sử dụng kháng sinh để tránh nhiễm trùng. 

Độn cằm có tiêm filler được không?

Có một số lưu ý dành cho khách hàng khi muốn tiêm filler khi cằm đã có chất độn. Khách hàng nên tìm tới các trung tâm thẩm mỹ có uy tín, được cấp phép hoạt động của Bộ Y tế.

Bác sĩ thực hiện cũng cần có tay nghề cao, có thể nhìn nhận tình trạng khách hàng tiêm filler được không, và đưa cho khách hàng lời khuyên cũng như phương pháp chi tiết, chính xác, phù hợp. Việc lựa chọn loại filler để tiêm cũng cần cân nhắc loại an toàn, đã được kiểm định chất lượng. 

c) Nên độn cằm hay tiêm filler?

Độn cằm và tiêm filler đều là những phương pháp giúp khách hàng sở hữu dáng cằm thon gọn, chuẩn tỉ lệ vàng. Tuy nhiên mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng.

Tiêm filler là một biện pháp cải thiện nhanh, thực hiện đơn giản, khách hàng sẽ sở hữu dáng cằm thon gọn tự nhiên ngay sau khi tiêm. Việc tiến hành cũng nhẹ nhàng, không gây đau đớn, không mất quá nhiều thời gian cho việc nghỉ dưỡng.

Nhưng nó cũng có một số nhược điểm nhất định: không có hiệu quả lâu dài, filler sẽ tiêu biến dần theo thời gian, khiến cằm sẽ không giữ được form dáng như mong muốn.

Ngoài ra, khối lượng tiêm filler vào cơ thể cũng có giới hạn, việc thực hiện cần có bác sĩ tay nghề cao để tránh biến chứng không đáng có và lựa chọn được loại filler đạt chuẩn chất lượng. 

Nên độn cằm hay tiêm filler?

Với những ưu nhược điểm của độn cằm đã được bác sĩ phân tích chi tiết ở phần 4. Nhìn chung, so với tiêm filler, độn cằm cần thời gian để thấy được dáng cằm tự nhiên, hài hòa, thực hiện cũng cần kĩ thuật phức tạp, tốn nhiều thời gian nghỉ dưỡng. Nhưng ngược lại, độn cằm lại mang tới vẻ đẹp lâu dài cho khách hàng thực hiện dịch vụ.

Bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể, cân nhắc kĩ lưỡng việc lựa chọn tiêm filler hay độn cằm. Việc lựa chọn còn phụ thuộc vào cơ địa, tình trạng sức khỏe của từng khách hàng. 

d) Độn cằm có nguy hiểm không? 

Với kĩ thuật thực hiện độn cằm, bác sĩ chỉ tác động vào vùng niêm mạc trong miệng, hoàn toàn không tác động vào cấu trúc xương mặt. Do đó nên khách hàng không cần phải lo lắng về việc bị ảnh hưởng xương hay dây thần kinh,...

Thực chất, xác suất rủi ro trong các ca phẫu thuật không phải là không có nên các ca phẫu thuật cần phải được giám sát bởi các bác sĩ có tay nghề cao, chuyên gia hàng đầu.

Nên độn cằm hay tiêm filler?

Có nhiều trường hợp biến chứng, thậm chí biến chứng nặng nề sau độn cằn,... nhưng nguyên nhân phần lớn do khách hàng đã lựa chọn những bệnh viện thẩm mĩ không đạt chất lượng. Khách hàng cần phải đặc biệt cân nhắc khi lựa chọn cơ sở thẩm mỹ để thực hiện.

e) Nam giới có thể thực hiện độn cằm được không?

Không chỉ có chị em mới có nhu cầu làm đẹp mà cánh mày râu cũng có nhiều mong muốn sở hữu gương mặt sáng, không góc chết. Vì vậy mà nhiều nam giới cũng tìm tới phẫu thuật thẩm mĩ độn cằm.

Thực tế, nam giới hoàn toàn có thể thực hiện được phẫu thuật độn cằm, và quá trình thực hiện phẫu thuật của nam giới và nữ giới là như nhau. 

f) Những biến chứng có thể gặp phải khi độn cằm?

• Để lại sẹo sau thẩm mỹ: khi độn cằm, vết sẹo sẽ được giấu trong niêm mạc miệng nhưng việc lộ sẹo sẽ vẫn có thể xảy ra nếu bác sĩ không có tay nghề chuyên môn tốt. 

• Hiện tượng nhiễm trùng: nhiễm trùng là nguy cơ có thể xảy ra với bất kì ca phẫu thuật nào. Nếu quá trình thực hiện không đảm bảo vô trùng, vệ sinh theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Việc chăm sóc hậu phẫu cũng cần phải được thực hiện chuẩn để tránh các biến chứng về sau

Biến chứng có thể gặp sau độn cằm

• Ảnh hưởng tới các dây thần kinh, cơ vùng cằm: một số biểu hiện của biến chứng này là tê, ngứa, khó khăn trong việc ăn nhai hay nói chuyện. Hiện tượng này không nhiều nhưng cũng có trường hợp đã xảy ra khi khách hàng độn cằm ở những cơ sở kém chất lượng, bác sĩ tay nghề kém...

• Biến chứng thực hiện gây mê, gây tê: Việc thực hiện phẫu thuật để tránh tối đa những đau đớn cho khách hàng, các bác sĩ cần thực hiện gây mê, gây tê,...

Trước đó ở khâu thăm khám sức khỏe, các bác sĩ cần phải kiểm tra xem khách hàng có bị phản ứng với thuốc gây mê hay không. Nếu ở bước này, cơ sở thực hiện không kĩ lưỡng, không đảm bảo tiêu chuẩn, có thể dẫn tới tình trạng sốc phản vệ, co thắt tim,... 

Trên đây là toàn bộ những tư vấn của Ts. Bs Richard Huy liên quan để vấn đề độn cằm trong PTTM. Để có một kết quả đẹp ưng ý, khách hàng đặc biệt cẩn trọng trong việc lựa chọn cơ sở thẩm mỹ chất lượng, bác sĩ có chuyên môn cao để thực hiện. Nếu còn bất kì thắc mắc nào xoay quanh vấn đề PTTM độn cằm, khách hàng có thể liên hệ tới Hotline 19000. 66666 để được tư vấn chi tiết bởi Ts. Bs Richard Huy!

Kết quả phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người (*)
Gọi tư vấn ✎ Đặt lịch tư vấn
Viber Zalo Youtube Đăng ký tư vấn