Bật mí các phương pháp sửa răng móm vô cùng hiệu quả

Ngày đăng: 28-05-2021 | Lần cuối cập nhật : 28-05-2021

Mất 30 giây để đọc

Răng móm, răng hô, vẩu là các hiện tượng không hề hiếm gặp, xảy ra khi khớp cắn bị sai lệch so với vị trí bình thường. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình, gây mất thẩm mỹ mà còn cản trở các sinh hoạt thường ngày như ăn, nói, vệ sinh răng miệng khó khăn,...Vậy có phương pháp nào để khắc phục tình trạng này hay không, cùng theo dõi ở bài viết sau đây!

1. Miệng móm là gì? Nguyên nhân khiến răng bị móm?

Việc sở hữu một hàm răng trắng sáng, đều “tăm tắp” như hạt bắp là điều mà bất cứ ai cũng mong muốn.

Tuy nhiên không phải ai cũng may mắn sinh ra với hàm răng “chuẩn chỉ” như vậy, việc có vài chiếc răng “xiêu vẹo”, không thẳng hàng là điều rất bình thường.

Thậm chí nhiều trường hợp còn “éo le” hơn đó là răng bị móm, tức là một hàm thì nhô hẳn ra bên ngoài, hàm răng còn lại thì thụt sâu vào bên trong.

Miếng món là như thế nào

Miếng món là như thế nào

Hiện tượng này trong y học gọi là khớp cắn ngược - một dang sai khớp cắn tương quan giữa 2 hàm. Tuy trong trường hợp này, răng vẫn phát triển bình thường, nhưng khi khép miệng lại sẽ thấy rõ sự “lệch lạc” so với hàm răng bình thường.

Điều này sẽ dẫn đến kết cấu khuôn mặt kém hài hòa, khung xương hàm thô, mất cân đối, khiến bạn kém sắc hơn hẳn và ảnh hưởng đến chức năng nhai.

Để nhận biết mình có bị móm hay không thì bạn có thể thử kiểm tra bằng cách sau:

  • Đứng trước gương sau đó xoay mặt nghiêng qua 1 bên, nếu môi dưới chìa hẳn ra ngoài so với môi trên thì nghĩa là bạn đã bị móm.
  • Trong trường hợp này, môi dưới chìa ra càng nhiều thì tức là mức độ móm càng nặng, khuôn mặt càng mất cân xứng

Ngoài ra, bạn cũng có thể để ý phần cằm, nếu cằm đưa ra bên ngoài nhiều, tức “mặt lưỡi cày” thì cũng có khả năng cao là bạn thuộc trường hợp bị móm. Đôi khi tình trạng này sẽ đi kèm với biểu hiện khác như răng mọc lộn xộn, cái thấp cái cao, cái thì thò ra cái lại thụt vào.

a) Nguyên nhân gây nên tình trạng răng bị móm

Giống như bất kỳ loại bệnh lý về răng miệng nào khác, nguyên nhân gây nên tình trạng răng bị móm xuất phát từ 2 hướng cơ bản: đó là nguyên phát và thứ phát.

♦ Nguyên nhân nguyên phát (do di truyền):

Đây là nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng răng “khập khiễng” này, và có thể dễ dàng phát hiện ngay từ khi mới sinh. Khi người mẹ hoặc người bố bị móm hoặc có người thân trong gia đình bị móm thì có nguy cơ rất cao đứa trẻ khi sinh ra sẽ mắc phải tình trạng tương tự.

Miệng móm do di truyền

Miệng móm do di truyền

Ngay từ khi trong bụng mẹ, khi xương hàm hình thành và phát triển đã bắt đầu xảy ra vấn đề. Lúc này xương hàm trên và hàm dưới sẽ phát triển không đồng đều, hàm trên thì kém phát triển trong khi hàm dưới lại phát triển mạnh. Điều này tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng 2 hàm bị xô lệch, gây mất thẩm mỹ.

♦ Nguyên nhân thứ phát (do ảnh hưởng trong quá trình lớn lên)

Ít ai biết rằng những thói quen xấu hàng ngày của mình cũng có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng móm răng. Một trong số đó chính là thói quen đưa hàm dưới ra phía trước, điều này nếu diễn ra trong một thời gian dài sẽ dẫn đến sự chuyển dịch vị trí của khớp cắn dẫn đến bị móm.

Móm do ảnh hưởng từ quá trình lớn lên

Móm do ảnh hưởng từ quá trình lớn lên

Nguyên nhân tiếp theo có thể xuất phát từ việc rối loạn chức năng của tuyến yên,kích thích sự phát triển của xương hàm dưới “quá đà”

Ngoài ra, nếu bạn có thói quen đẩy lưỡi vào hàm răng dưới thì cũng nên bỏ ngay lập tức. Bởi điều này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến xương hàm, và gây nên hiện tượng răng móm.

b) Phân loại răng móm

Răng móm được chia thành 3 loại cơ bản như sau:

♦ Móm do răng

Trong trường hợp này, xương hàm phát triển hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, răng hàm trên và hàm dưới lại không đồng đều, một bên quặp vào trong, bên còn lại thì đưa ra ngoài, dẫn đến trạng thái sai lệch, không khớp.

♦ Móm do xương hàm

Ngược lại với trường hợp ở phía trên, lúc này răng mọc thẳng rất bình thường, đúng vị trị. Tuy nhiên xương hàm lại có vấn đề, hàm trên quá ngắn, thụt hẳn vào bên trong, ngược lại hàm dưới thì phát triển quá mức đưa hẳn ra bên ngoài

Móm do xương hàm gây ra

Móm do xương hàm gây ra

♦ Móm do cả răng và xương hàm

Đây là trường hợp nặng nhất, lúc này cả răng và xương hàm đều có vấn đề khiến miệng bị móm nghiêm trọng.

2. Răng móm có nguy hiểm không? Những tác hại và ảnh hưởng do răng móm gây ra là gì?

Tình trạng răng móm thông thường chỉ gây mất thẩm mỹ chứ không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, đối với các sinh hoạt hàng ngày thì nó lại cản trở nghiêm trọng, khiến cuộc sống trở nên khó khăn, bất tiện hơn rất nhiều.

Chính vì thế, mặc dù không phải là vấn đề cấp bách, nguy hiểm, cần chữa trị ngay lập tức. Tuy nhiên bạn vẫn nên tìm đến các bệnh viện răng hàm mặt hoặc các phòng khám nha khoa để tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt, dù là bị móm ở mức độ nào, nặng hay nhẹ.

Móm miệng gây những nguy hiểm gì

Móm miệng gây những nguy hiểm gì

Tránh để lâu gây nên các vấn đề khó khắc phục, tâm lý tự ti “hằn sâu” khiến bạn không thể thoải mái, tự tin sống như ý muốn.

Nhìn chung, răng móm không nguy hiểm nhưng sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng khác, cụ thể như sau:

a) Làm cho khuôn mặt bị biến dạng

Đây là ảnh hưởng lớn nhất nhưng cũng là phổ biến nhất mà tình trạng móm răng gây ra. Nếu móm ở dạng nhẹ thì chỉ khiến các bộ phận trên gương mặt trông hơi mất cân đối, nhìn chung không quá khác biệt so với mặt bình thường.

Tuy nhiên, nếu móm ở cấp độ nặng thì là một câu chuyện hoàn toàn khác, bởi lúc này mặt sẽ biến dạng thành hình lưỡi cày - được liệt vào một trong những dáng mặt xấu nhất.

Khuân mặt bị biến dạng đã được cả thiện

Khuân mặt bị biến dạng đã được cả thiện

Khi hàm dưới bị đưa ra quá mức, tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng da bị căng và giãn ra, do đó sẽ khiến mặt bị lão hóa ngay từ giai đoạn rất sớm.

Một số trường hợp, người bị móm ở dạng nhẹ nhưng chủ quan, không điều trị sớm để tình trạng này kéo dài gây áp lực quá lớn lên quai hàm.

Sau một thời gian dài khiến răng bị xô đẩy, chồng chéo lên nhau, thậm chí là mất răng, từ đó dẫn đến nhiều hậu quả rất nghiêm trọng trong đó có khả năng khiến mặt lệch hẳn sang một bên.

b) Nó làm ảnh hưởng đến ăn nhai

Chúng ta đều biết rằng khi ăn, nhai sẽ cần đến sự phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp của cả hàm trên lẫn hàm dưới.

Do đó, khi vị trí của 2 hàm này sai lệch, không cân đối với nhau thì khả năng ăn nhai sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Bạn gần như không thể cắn xé đồ ăn như bình thường, phải rất khéo léo để đưa thức ăn vào đúng những vị trí khớp nhau mới có thể nhai được.

Móm răng còn ảnh hưởng tới ăn nhai

Móm răng còn ảnh hưởng tới ăn nhai

Cũng chính vì lí do này mà những người bị móm răng thường mất rất nhiều thời gian khi ăn uống, họ chậm chạp, cẩn thận vì sợ bị cắn vào khoang miệng hay môi, lợi.

Vì chuyển động răng miệng rất khó khăn nên thức ăn thường sẽ không được nhai kỹ, khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn, tăng gánh nặng và dễ phát sinh ra các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.

c) Tăng khả năng mắc các bệnh về răng miệng

Không chỉ khó khăn trong việc ăn uống mà những người bị móm răng còn có khả năng rất cao mắc các bệnh về răng miệng.

Bởi cấu trúc không đồng đều của răng cũng như sự không khớp của hàm sẽ khiến việc vệ sinh răng miệng trở nên vất vả “gian nan” hơn rất nhiều.

Dù cho bạn có cố gắng, cẩn thận và dành nhiều thời gian hơn nhưng việc làm sạch các mảng bám hay vi khuẩn là điều hoàn toàn không khả thi.

Móm răng còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng

Móm răng còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng

Ngoài ra cấu trúc “lệch lạc” này cũng sẽ khiến thức ăn dễ mắc vào răng hơn, nhưng ngược lại “oái oăm” ở chỗ là chúng lại rất khó để lấy ra.

Chính vì thế, các bệnh lý về răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, chảy máu chân răng,...rất thường xuyên xảy ra ở những người bị móm lợi.

d) Giọng nói lệch lạc, phát âm khó khăn

Âm thanh, giọng nói của chúng ta được phát ra nhờ sự kết hợp của e yếu tố: dây thanh quản, lưỡi và chuyển động của khoang miệng.

Chính vì thế khi 2 hàm không khớp nhau, tức khoang miệng tạo ra một độ hở nhất định điều này sẽ khiến cho việc phát âm trở nên rất khó khăn.

Phát âm không được chuẩn do miện bị móm

Phát âm không được chuẩn do miện bị móm

Với những người bị móm dạng nặng thì rất khó để phát âm chuẩn dù cho họ có cố gắng hết sức, đặc biệt là các âm nặng cần phải uốn lưỡi nhiều và phối hợp nhịp nhàng của cả 2 hàm.

Ngoài vấn đề về giọng nói thì khi kết hợp với khuôn mặt kém thu hút do hậu quả của khớp cắn sai lệch thì khiến cho người bị móm răng cảm thấy rất tự ti, ngại giao tiếp với những người xung quanh.

3. Mẹo giúp cải thiện miệng móm đơn giản

Miệng bị móm là điều mà không một ai mong muốn, không chỉ khiến khổ chủ mất tự tin mà thậm chí còn hình thành tâm lý sợ hãi, ngại giao tiếp với người khác vì không muốn bị đánh giá.

Nếu chưa có điều kiện để chỉnh răng hay phẫu thuật thẩm mỹ thì cũng đừng quá lo lắng, bạn có thể áp dụng một số mẹo sau đây để khắc phục tạm thời hàm móm. Giúp gương mặt cũng như nụ cười của bạn trở nên thu hút, lấy lại sự tự tin khi đứng trước người khác.

a) Miệng móm cười sao cho đẹp

Một nụ cười thật tươi tắn, rạng rỡ chính là điểm nhấn của toàn bộ gương mặt, khiến thần thái của bạn trở nên thu hút hơn rất nhiều, tạo cảm giác gần gũi, vui vẻ khiến người xung quanh có thiện cảm và yêu quý bạn hơn.

Khi bạn bị móm nghĩa là nụ cười theo đó cũng sẽ gặp một số vấn đề, đặc biệt là khi bạn cảm thấy tự ti thì nụ cười lúc này lại càng kém tự nhiên, trở nên gượng gạo, “khó coi” hơn rất nhiều. Vậy làm sao để khi cười vừa có thể che được khuyết điểm hàm móm nhưng vẫn trông thật tự nhiên, rạng rỡ?

Cách cười đẹp của các cô màng có miệng móm

Cách cười đẹp của các cô màng có miệng móm

Bí quyết để cười đẹp trong trường hợp này đó là bạn không được cười quá lớn, hãy cười mỉm thật nhẹ vừa đủ để “khoe” hàm răng phía trên ra ngoài mà không làm lộ hàm răng ở phía dưới.

Điều này sẽ giúp bạn vừa trông rất duyên dáng nhưng lại không làm lộ khuyết điểm là hàm dưới bị đưa ra bên ngoài. Ngoài ra mọi người cũng sẽ cảm nhận được sự chân thành toát ra từ cách mà bạn cười, đặc biệt là khi chụp ảnh điều này sẽ giúp gương mặt của bạn không bị cứng, mất tự nhiên.

Có một tip nhỏ để giúp bạn kiểm soát nụ cười của mình một cách chính xác nhất đó là hãy đặt lưỡi phía sau răng cửa thuộc hàm răng trên. Khi bạn cười hãy đảm bảo lưỡi không rời khỏi vị trí này, lúc này nụ cười sẽ được đảm bảo không quá rộng và không làm lộ khuyết điểm

Ngoài ra, bạn có thể tập luyện cho nụ cười đẹp hơn bằng cách ngậm đũa. Đặt đũa ngang miệng sau đó mỉm cười nhẹ nhàng, đũa sẽ giúp đảm bảo 2 hàm không rời xa nhau, tạo thói quen kiểm soát độ mở của miệng khi cười.

b) Các kiểu tóc đẹp mà miệng móm nên để

Như các cụ vẫn thường nói “ hàm răng mái tóc là góc con người”, nếu bạn không may sở hữu hàm răng móm không được duyên dáng cho lắm thì cũng đừng quá tự ti.

Bạn có thể giảm bớt mức độ ảnh hưởng của khuyết điểm này bằng cách để một kiểu tóc thật đẹp, vừa giúp che đi hàm móm nhưng vẫn làm tôn được các đường nét khác trên khuôn mặt.

Kiểu tóc hợp nhất cho những cô nàng mồm móm

Kiểu tóc hợp nhất cho những cô nàng mồm móm

Vậy cụ thể người bị móm nên để những kiểu tóc nào là phù hợp nhất?

♦ Kiểu tóc cho nữ răng móm

Sau đây là một số kiểu tóc dành cho phái nữ “chẳng may” bị hàm móm, giúp bạn có thể tự tin hơn khi đứng trước mọi người và thoải mái thay đổi phong cách của mình.

  • Tóc Lob
  • Tóc tém
  • Tóc dài xoăn uốn đuôi
  • Tóc dài uốn xoăn đuôi
  • Tóc ngắn ngang vai xoăn sóng
  • Tóc thẳng để mái thưa

♦ Kiểu tóc cho nam răng móm

Kiểu tóc không chỉ quan trọng đối với phái nữ mà các bạn nam cũng không ngoại lệ. Sau đây là một số kiểu tóc giúp phân tán sự chú ý của người đối diện vào khuyết điểm răng móm của bạn, bạn có thể tham khảo và tìm ra cho mình kiểu dáng ưng ý nhất.

  • Tóc đầu nấm
  • Kiểu tóc layer
  • Tóc hai mái
  • Kiểu tóc uốn xoăn
  • Tóc vuốt ngược

4. Cách khắc phục miệng bị móm hiệu quả

Tình trạng móm răng nhiều trường hợp sẽ biến chuyển nặng theo thời gian, gây cản trở việc ăn nhai bình thường, từ đó gây nên nhiều bệnh lý về răng miệng.

Các cách khắc phục mồm móm

Các cách khắc phục mồm móm

Một số ví dụ điển hình như viêm nha chu, sâu răng,...khi các căn bệnh này trở nặng thì thậm chí còn có thể gây gãy rụng răng. Chính vì thế bạn cần khắc phục càng sớm càng tốt, hạn chế rủi ro về sau.

Thông thường, có 3 cách cơ bản để xử lý tình trạng móm răng, tùy từng mức độ cũng như trường hợp biến dạng, cơ địa khác nhau mà cũng sẽ có những cách điều trị tương ứng.

a) Niềng răng khắc phục hàm móm

Đây là phương pháp phổ biến nhất giúp khắc phục tình trạng răng bị móm, cho hiệu quả cao cũng như đảm bảo an toàn.

Thông thường những bạn bị móm mức độ trung bình và nguyên nhân là do vấn đề về răng, không phải do hàm thì bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng kỹ thuật này nhằm sắp xếp các răng về đúng vị trí.

Đồng thời khớp cắn cũng được đưa về đúng tỷ lệ, cải thiện khả năng ăn nhai đồng thời giúp gương mặt trở nên thon gọn, ưa nhìn hơn.

Niềng giăng giúp khắc phục mồm móm

Niềng giăng giúp khắc phục mồm móm

Thời gian mà bạn phải đeo niềng răng sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như răng hiện tại, kỹ thuật niềng, loại mắc cài, cơ địa...chính vì thế thời gian này dài hay ngắn đối với mỗi người là không giống nhau.

Thông thường sẽ dao động trong khoảng từ 12 - 36 tháng. Tuy trong giai đoạn này bạn sẽ cảm thấy hơi bất tiện một chút hay giảm mức độ thẩm mỹ của gương mặt, tuy nhiên đổi lại sau bao vất vả bạn sẽ nhận được kết quả hoàn toàn xứng đáng.

Phương pháp này cho hiệu quả lâu dài, trọn đời, không gây xâm lấn nguy hiểm không cần mài dũa chính vì thế bạn có thể an tâm sử dụng.

Hiện nay có rất nhiều phương pháp niềng khác nhau, được phân loại dựa trên loại hình mắc cài sử dụng, bạn có thể tham khảo:

  • Mắc cài kim loại:
  • Mắc cài sứ, pha lê:
  • Mắc cài tự động:
  • Mắc cài mặt trong:
  • Niềng răng móm (khớp cắn ngược) trong suốt

Mức chi phí cho việc niềng răng cũng sẽ được tính toán dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, Ví dụ như tình trạng móm nặng hay nhẹ, mức độ phức tạp của từng ca, cũng như kỹ thuật niềng, mức chi phí riêng của từng cơ sở nha khoa thẩm mỹ.

Niềng răng móm bao nhiêu tiền sẽ phụ thuộc vào: tình trạng móm của răng ở mức độ nặng hay nhẹ, mức độ phức tạp, phương pháp niềng răng khách hàng lựa chọn, chất liệu mắc cài và bảng giá riêng của mỗi nha khoa.

b) Bọc răng sứ cải thiện răng móm

Với những bạn chỉ bị móm nhẹ nguyên nhân do răng sai lệch thì có thể áp dụng kỹ thuật này bởi nó vừa đơn giản nhưng lại cho hiệu quả cao, tiết kiệm thời gian. Chỉ sau khoảng 3 - 5 ngày là bạn đã có được hàm răng “đều hạt bắp”, trắng sáng như ý, trông lại rất tự nhiên.

Tuy nhiên lưu ý rằng cách làm này sẽ không hiệu quả nếu nguyên nhân đến từ việc hàm dưới của bạn phát triển quá mức, lúc này bạn cần tìm đến phương pháp khác.

Phương pháp thực hiện tương đối đơn giản: bác sĩ sẽ dùng thiết bị chuyên dụng để mài nhỏ răng bạn tạo thành 1 hình trụ tròn vững chắc. Tiếp theo đó răng sứ sẽ được lồng lên trên sao cho vừa khít với phần răng thật, tạo thành hình dạng một chiếc răng hoàn chỉnh.

Bọc răng sứ giúp cải thiện móm miệng

Bọc răng sứ giúp cải thiện móm miệng

Có thể điều này sẽ khiến bạn hơi băn khoăn liệu nó có “bền” hay không, Tuy nhiên bạn không cần lo lắng vì khi lắp răng bác sĩ đã tính toán cẩn thận sao cho cấu trúc tổng thể khỏe nhất, gần đạt đến mức độ như răng thật. Bạn cũng có thể ăn uống bình thường mà không cảm thấy cộm hay khó chịu.

Thông thường khi bị móm bác sĩ sẽ chỉ bọc cho hàm trên, điều này sẽ giúp điều chỉnh vị trí răng, giúp khuôn miệng trở nên cân đối hơn, khớp cắn 2 hàm cũng hài hòa hơn.

Mức chi phí trong trường hợp này cũng sẽ không cố định cho từng người. Mà thay vào đó, nó sẽ được tính toán dựa trên số lượng răng mà bạn cần sửa cũng như loại răng sứ được sử dụng.

Thông thường bạn sẽ phải bọc từ 6 - 12 răng để đạt được hiệu quả thẩm mỹ tối ưu. Mức chi phí trên thị trường cho 1 chiếc răng sứ hiện nay rơi vào khoảng 4 - 12 triệu tùy loại cũng như tùy đơn vị cung cấp.

c) Phẫu thuật chỉnh hình hàm móm

Đây là phương pháp có khả năng chữa móm vô cùng hoàn hảo, ngay cả những trường hợp móm nặng móm do xương hàm cũng có thể khắc phục hoàn toàn.

Kỹ thuật này gần như là “đập đi xây lại” toàn bộ, vừa đẩy hàm dưới vào trong lại có thể kém hàm trên dịch ra ngoài tạo thành 1 khối thống nhất ăn khớp với nhau.

Cải thiện triệt để bằng phương pháp phẫu thuật chỉnh hình hàm móm

Cải thiện triệt để bằng phương pháp phẫu thuật chỉnh hình hàm móm

Nếu bạn mắc các khuyết điểm về răng khác thì các bác sĩ cũng sẽ kết hợp chỉnh hình bằng các phương pháp khác ví dụ như niềng để có được hiệu quả thẩm mỹ cao hơn.

Tuy nhiên có một lưu ý rằng kỹ thuật này chỉ được áp dụng cho những trường hợp đã đủ 18 tuổi, bởi lúc này cấu trúc xương đã cứng cáp và đi vào ổn định, hạn chế sai lệch về sau.

Thời gian trung bình của một ca chỉnh hình hàm móm sẽ dao động trong khoảng 4- 6 tiếng liên tục. Chính bởi có đụng chạm đến cấu trúc xương, là một thể loại đại phẫu phức tạp nên yêu cầu bác sĩ phải có trình độ và kinh nghiệm dày dặn.

Ngoài ra cơ sở chỉnh hình phải chất lượng, đáp ứng được đầy đủ yêu cầu về điều kiện phẫu thuật cũng như vô trùng theo đúng quy tắc.

Hình ảnh trước sau quả phẫu thuật chỉnh hình hàm móm

Hình ảnh trước sau quả phẫu thuật chỉnh hình hàm móm

Chính vì thế mức chi phí cũng sẽ tương đối cao, dao động trong khoảng 70 -150 triệu, tuy nhiên kết quả bạn nhận lại thì hoàn toàn xứng đáng.

Để biết chính xác số tiền mà bạn cần bỏ ra thì hãy liên hệ với cơ sở làm đẹp mà bạn chuẩn bị thực hiện ca phẫu thuật, thăm khám với bác sĩ để nhận được tư vấn và báo giá.

Với sự hỗ trợ của công nghệ, kỹ thuật hiện đại ngày nay thì việc chỉnh hình răng móm không còn quá khó khăn như trước. Niềng răng, bọc răng sứ hay phẫu thuật chỉnh hình, hãy lựa chọn cho mình một giải pháp phù hợp nhất. Mặc dù có thể phải trải qua một thời gian chịu đựng không mấy thoải mái tuy nhiên đổi lại bạn sẽ có được ngoại hình như mong muốn, lấy lại sự tự tin và nắm bắt được nhiều cơ hội hơn trong tương lai.

Kết quả phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người (*)
Gọi tư vấn ✎ Đặt lịch tư vấn
Viber Zalo Youtube Đăng ký tư vấn