Tiêm cằm bị sưng do đâu? Làm sao để giảm sưng bớt đau?

Ngày đăng: 27-05-2021 | Lần cuối cập nhật : 27-05-2021

Mất 30 giây để đọc

Tiêm cằm đang là một trong những phương pháp làm đẹp được khách hàng ưa chuộng trong vô vàn các giải pháp thẩm mỹ. Tuy nhiên, nhiều chị em thường gặp phải vấn đề sưng tấy và bầm tím sau khi tiêm gây mất thẩm mỹ. Chính vì vậy, việc tìm ra nguyên nhân và cách giải quyết vấn đề này là điều rất cần thiết.

1. Tại sao sau khi tiêm filler cằm sưng? Nguyên nhân là gì?

Filler là hợp chất làm đầy sinh học khá an toàn và lành tính. Chất này đa phần phù hợp với cơ địa của mọi người, trừ một số trường hợp cơ thể quá mẫn cảm hoặc đang mắc một số bệnh lý nào đó. 

Vì vậy thông thường, vùng da sau khi tiêm chỉ hơi đỏ và sẽ trở lại bình thường sau khoảng 1 tiếng.

Tiêm filler khiến cằm bị sưng

Tiêm filler khiến cằm bị sưng

Nhưng đối với nhiều người lại xuất hiện tình trạng sưng đau dài ngày. Để giải thích vấn đề này, các chuyên gia đã xác định các nguyên nhân cụ thể:

1.1 Sử dụng loại filler kém chất lượng

Filler kém chất lượng khi đi vào cơ thể sẽ gây ra những phản ứng như đào thải, viêm nhiễm, nhiễm trùng. Điều này không chỉ gây nguy hiểm cho sức khỏe, mà còn có thể khiến nhan sắc trở nên “tệ” hơn trước khi làm đẹp. 

Sử dụng loại filler kém chất lượng khiến cằm bị sưng

Sử dụng loại filler kém chất lượng khiến cằm bị sưng

Trường hợp này thường xảy ra tại những cơ sở thẩm mỹ nhỏ lẻ, không được cấp phép hoạt động và kiểm tra chất lượng các thiết bị, chất liệu làm đẹp thường xuyên. 

1.2 Tiêm filler quá liều

Mỗi người sẽ gặp phải tình trạng cằm có khuyết điểm khác nhau. Vậy nên, liều lượng tiêm filler cũng sẽ không giống nhau.

Trong trường hợp những người tiêm lượng filler nhiều quá mức cần thiết sẽ gây căng tức tại vùng da được tiêm, thậm chí gây chèn ép các mạch máu. 

Tiêm filler quá liều cũng khiến cằm bị sưng

Tiêm filler quá liều cũng khiến cằm bị sưng

Đó là lý do khiến cằm bị sưng tím gây ra đau đớn kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm.

1.3 Bị sưng do nhiễm trùng

Vệ sinh và chăm sóc vùng cằm sau khi thực hiện bất kỳ phương pháp thẩm mỹ nào cũng đều rất cần thiết và không được chủ quan.

Bước này sẽ ngăn cản sự tiếp xúc của vi khuẩn có hại vào vết thương, hạn chế tối đa sự nhiễm trùng tại vết hở trên da.

Cằm bị sưng do nhiễm trùng

Cằm bị sưng do nhiễm trùng

Thế nên trong nhiều trường hợp, sự chủ quan không giữ gìn vệ sinh đúng cách, hay “lơ là” trong chăm sóc cũng khiến cằm sau khi tiêm bị sưng tấy và đau nhức khó chịu.

1.4 Kỹ thuật kém xảy ra lỗi khi tiêm

Mặc dù không phải là phẫu thuật, nhưng tiêm cằm bằng filler vẫn đòi hỏi các thao tác và kỹ thuật chuẩn xác đến từng chi tiết, đảm bảo kết quả như mong muốn.

Bác sĩ thực hiện tiêm cằm phải có khả năng điều chỉnh độ sâu mũi tiêm, vì nếu mũi tiêm đâm sâu sẽ dễ làm tổn thương đến vùng da được tiêm. 

Ngược lại, nếu mũi tiêm quá nông sẽ không đủ tác dụng để mang lại hiệu quả thẩm mỹ.

Bác sĩ có kỹ thuật kém xảy ra lỗi khi tiêm làm cằm bị sưng

Bác sĩ có kỹ thuật kém xảy ra lỗi khi tiêm làm cằm bị sưng

Ngoài ra, các bác sĩ cần phải cân nhắc đến vị trí tiêm, điều chỉnh liều lượng filler để hạn chế tối đa rủi ro gây ra sau tiêm.

Vì vậy, nếu như tay nghề bác sĩ quá non sẽ dễ làm tổn thương cằm, khiến vị trí này bị bầm tím và sưng đau nhiều ngày.

Chính vì những lý do đó, nếu có ý định tiêm filler cằm, bạn nên lựa chọn những cơ sở thẩm mỹ uy tín, nơi cung cấp chất liệu filler đảm bảo an toàn, tiêm đúng liều lượng để giảm thiểu sưng tím và các biến chứng khác.

2. Cách giảm sưng sau khi tiêm filler

Sưng tấy và phù nề là triệu chứng thường thấy sau khi tiêm filler. Nhưng nếu biểu hiện này kéo dài thì có thể ảnh hưởng tới sức khỏe. Để hạn chế tối đa nguy cơ này, bạn nên ghi nhớ những giải pháp sau:

2.1 Chườm lạnh để giảm sưng sau khi tiêm filler

Chườm lạnh là một giải pháp khá phổ biến và hiệu quả cho mọi trường hợp sưng viêm.

Vì vậy bạn có thể dùng đá lạnh chườm xung quanh vùng da bị sưng khoảng 2 - 3 lần/ngày, trong khoảng 1 - 2 ngày sau khi tiêm.

Chườm lạnh để giảm sưng sau khi tiêm filler

Chườm lạnh để giảm sưng sau khi tiêm filler

Tuy nhiên, bạn nên dùng khăn bọc bên ngoài để tránh đá lạnh tiếp xúc trực tiếp vào da gây nên bỏng lạnh.

Hãy thực hiện bằng thao tác nhẹ nhàng trong vòng 5 - 10 phút để tránh làm tổn thương đến vùng da bị sưng viêm.

2.2 Sau khi tiêm filler, đắp túi trà lên da để giảm sưng

Túi lọc trà cũng có tác dụng đáng kể đối với những vùng da bị sưng. Đây là cách chườm ấm giúp bạn loại bỏ vết bầm tím, hỗ trợ lưu thông máu tại vùng da tổn thương.

Bạn có thể thực hiện đơn giản bằng cách ngâm túi trà trong ly nước ấm từ 2 - 3 phút để lá trà nở ra. Sau đó lấy túi trà ra để giảm bớt độ nóng.

Sau khi tiêm filler, đắp túi trà lên da để giảm sưng

Sau khi tiêm filler, đắp túi trà lên da để giảm sưng

Khi túi trà còn ấm, bạn có thể đắp lên vùng da bị sưng. Các hoạt chất trong bã trà sẽ giúp vùng da bị sưng tím được giảm đi đáng kể.

2.3 Sử dụng thêm các loại thuốc giúp giảm sưng

Các loại thuốc hỗ trợ giảm sưng có tác dụng hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên khi sử dụng cần phải đặc biệt lưu ý cẩn thận.

Bạn chỉ nên dùng thuốc khi có sự tư vấn và chỉ dẫn của bác sĩ, uống đúng những loại thuốc được kê trong đơn để không gây nên những tác dụng phụ.

Sử dụng thêm các loại thuốc giúp giảm sưng

Sử dụng thêm các loại thuốc giúp giảm sưng

Sau khi uống thuốc giảm sưng, bạn cần theo dõi sức khỏe và tình trạng sưng viêm một cách thường xuyên.

Điều đó giúp bạn tránh được những hệ quả bất thường và nhanh chóng xử lý kịp thời nếu có.

2.4 Bổ sung nhiều nước

Bổ sung đầy đủ lượng nước cho cơ thể là cách tốt nhất để cấp ẩm cho làn da của bạn và hỗ trợ quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường.

Cung cấp đủ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày sẽ góp phần làm giảm sưng viêm, duy trì độ đàn hồi và mịn màng, giúp làn da tươi trẻ rạng ngời hơn.

Bổ sung nhiều nước giúp cằm bớt sưng

Bổ sung nhiều nước giúp cằm bớt sưng

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các loại nước ép trái cây để bổ sung thêm vi lượng, giúp vùng da tại vết tiêm bớt thâm tím, nhanh chóng phục hồi.

2.5 Tuân thủ chế độ chăm sóc bác sĩ đưa ra

Các chế độ chăm sóc sau tiêm filler luôn được bác sĩ nhắc nhở cẩn thận. Vì vậy, bạn cần ghi nhớ và tuân thủ đúng theo chỉ dẫn để kết quả thẩm mỹ được như mong muốn:

  • Ăn uống và nghỉ ngơi điều độ, tránh làm việc quá sức.
  • Thường xuyên vệ sinh vết tiêm đúng cách để đảm bảo làn da sạch sẽ.
  • Nếu xuất hiện sưng đau và có dấu hiệu bầm tím, cần phải xử lý kịp thời.
Tuân thủ chế độ chăm sóc bác sĩ đưa ra

Tuân thủ chế độ chăm sóc bác sĩ đưa ra

Trong tất cả những cách giúp bạn giải quyết tình trạng cằm bị sưng do tiêm filler, dù là những biện pháp đơn giản hay phức tạp, bạn đều phải chú ý thực hiện đúng theo chỉ dẫn để đạt được hiệu quả tốt nhất.

3. Lưu ý gì để tiêm filler bớt sưng?

Cùng với những nhắc nhở của bác sĩ, bạn cũng nên lưu ý đến một vài điều trong quá trình sinh hoạt hàng ngày của mình để đảm bảo hồi phục nhanh chóng. Đó là:

3.1 Tránh việc sờ nắn và tác động lên vùng tiêm filler

Việc sờ nắn vào vùng tiêm filler sẽ gây ra áp lực làm biến dạng vùng da đó, gây ảnh hưởng lớn đến kết quả thẩm mỹ.

Sau khoảng ít nhất 2 tuần, bạn không nên tác động vào vùng cằm mới tiêm vì có thể làm lệch chất filler khỏi vị trí ban đầu, ảnh hưởng không tốt đến kết quả thẩm mỹ.

Không sờ nắn và tác động lên vùng cằm sau khi tiêm filler

Không sờ nắn và tác động lên vùng cằm sau khi tiêm filler

3.2 Khi mới tiêm xong hạn chế việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là ánh nắng gay gắt cùng nhiệt độ cao sẽ khiến cho filler bị tan nhanh chóng.

Hậu quả sẽ khiến vùng cằm của bạn không chỉ sưng, mà còn có thể bị biến dạng gây mất thẩm mỹ.

Khi mới tiêm xong hạn chế việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Khi mới tiêm xong hạn chế việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Vì vậy, trong trường hợp phải ra ngoài vào ban ngày, bạn nên dùng kem chống nắng thường xuyên, giúp bảo vệ làn da, hạn chế vết thâm và tránh để lại sẹo do tia UV gây nên.

3.3 Tránh tư thế nằm sấp hay hoạt động massage tại vùng da vừa tiêm

Các bác sĩ khuyên rằng sau khi tiêm filler cằm nên ngủ thẳng người, kê gối xung quanh mặt để tránh khi vô tình ngủ nghiêng sẽ gây nên chèn ép vào cằm.

Đồng thời, không nên massage tại vùng da vừa tiêm để tránh làm lệch hoặc dịch chuyển vùng filler dưới da.

Tránh massage tại vùng da cằm vừa tiêm

Tránh massage tại vùng da cằm vừa tiêm

Vì vậy, việc hạn chế tối đa các tác động vào vùng cằm mới tiêm là điều rất cần thiết.

3.4 Hạn chế chơi thể thao vận động mạnh

Chơi thể thao đòi hỏi sự vận động của rất nhiều các nhóm cơ trên cơ thể con người. Vì vậy, đây cũng là một trong những hoạt động ảnh hưởng lớn đến sự hồi phục của cơ thể sau khi thẩm mỹ làm đẹp.

Hạn chế chơi thể thao vận động mạnh

Hạn chế chơi thể thao vận động mạnh

Bạn chỉ nên vận động nhẹ nhàng, nghỉ ngơi thường xuyên để ổn định vùng cằm cho tới khi vết tiêm lành lại, không còn sưng tấy hay đau nhức.

Bài viết đã mang đến những giải đáp chi tiết nhất liên quan đến vấn đề tiêm cằm bị sưng, cùng với những chia sẻ hữu ích giúp bạn hạn chế các tác động gây nên biến chứng sưng viêm sau tiêm filler. Mong rằng bạn sẽ sớm sở hữu cho mình một gương mặt đẹp hoàn hảo, tự tin trước mọi ánh nhìn.

Gọi tư vấn Đặt lịch tư vấn