Ngày đăng: 03-03-2021 | Lần cuối cập nhật : 06-05-2021
Mất 30 giây để đọc
Nâng mũi được biết tới là một phương pháp phẫu thuật thẩm mĩ, tác động tới dáng mũi. Nâng mũi có thể có nhiều mục đích khác nhau, như nâng mũi để cải thiện vấn đề sức khỏe, cải thiện đường hô hấp, hoặc khắc phục những dị tật bẩm sinh về mũi như lệch, vẹo, gãy,...
Ngoài ra, một số khách hàng nữ cũng tìm tới phẫu thuật mũi để thay đổi về mặt thẩm mỹ, cải thiện dáng mũi cho vẻ đẹp hoàn hảo hơn, đạt chuẩn tỉ lệ vàng trên khuôn mặt.
Hiện nay, thường được biết tới với 5 phương pháp nâng mũi thông dụng.
Đây được coi là một phương pháp cải thiện phần sống mũi. Thông qua việc tiểu phẫu, bác sĩ sẽ đưa phần sụn vào bên trong mũi để định hình phần sống mũi. Đó cũng là lý do tại sao, nâng mũi bằng sụn nhân tạo được áp dụng nhiều trong những trường hợp sống mũi thấp, sống mũi lệch, sống mũi gãy,...
Các loại sụn nhân tạo thường được dùng như sụn sinh học của Mỹ, Đức, Silicon,... và còn nhiều loại sụn khác nhau với những đặc điểm khác nhau. Khách hàng cần tới gặp bác sĩ trực tiếp để được tư vấn sử dụng chất liệu độn nào cho hợp lý.
Phương pháp nâng mũi bằng sụn nhân tạo thường có ưu điểm về chi phí, thời gian thực hiện nhanh. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ cải thiện phần sống mũi, chứ không tác động hoặc làm thay đổi được các nhược điểm khác của mũi như đầu mũi to, cánh mũi bè...
Hơn nữa chất liệu độn cũng là một yếu tố mà khách hàng cần đặc biệt quan tâm để không xảy ra biến chứng.
Nếu như nâng mũi bằng sụn nhân tạo chỉ có thể cải thiện được phần sống mũi thì phương pháp nâng mũi bán cấu trúc sẽ là phương pháp kết hợp để khách hàng có thể cải thiện được các phần khác của mũi.
Đây là phương pháp kết hợp sử dụng giữa sụn tự thân và sụn nhân tạo. Sụn tự thân giúp cải thiện sống mũi cao, thẳng, kết hợp sử dụng phần sụn nhân tạo tại tai, sườn để tiến hành cải thiện được đầu mũi.
Khi kết hợp hai chất liệu khác nhau, phương pháp này sẽ ngăn được tình trạng bóng đỏ đầu mũi, tụt sống mũi,... Tuy nhiên cũng có một số hạn chế như cũng không khắc phục được triệt để việc mũi bị hếch, to. Ngoài ra cũng cần thời gian nghỉ dưỡng dài.
Trong các phương pháp nâng mũi, nâng mũi cấu trúc vẫn là một phương pháp được ưa chuộng hơn cả bởi những ưu điểm toàn diện của nó. Bác sĩ sẽ sử dụng chất liệu độn kèm theo sụn tự thân như sụn tai, sụn sườn và sụn vách ngăn tại mũi.
Phương pháp phẫu thuật này sẽ can thiệp sâu vào tổng thể dáng mũi. Sụn nhân tạo được sử dụng để sống mũi cao thẳng, đầu mũi sử dụng sụn tai để giữ cho mũi không bị bóng đỏ, lộ chất liệu độn. Sụn vách ngăn tạo trụ mũi cân xứng, thu hẹp cánh mũi.
Không chỉ dừng lại ở việc làm cho sống mũi thẳng và cao hơn, nâng mũi cấu trúc còn giúp cho đầu mũi thon gọn, cánh mũi được thon gọn tạo ra những đường nét hài hòa cho khuôn mặt.
Khắc phục được toàn diện các khuyết điểm của mũi, phương pháp này còn có độ bền lâu dài, người làm có thể sở hữu dáng mũi lâu dài theo thời gian. Tuy nhiên, đây lại là phương pháp phẫu thuật rất phức tạp, đòi hỏi bác sĩ tiến hành cần phải có tay nghề chuyên môn cao.
Nâng mũi bằng chỉ xuất hiện trong ngành PTTM như một phương pháp mới. Phương pháp này sử dụng sợ chỉ sinh học, collagen để giúp sống mũi thẳng, cao hơn.
Tuy nhiên thì phương pháp này không giữ được hiệu quả lâu dài, và không phải khách hàng nào cũng có thể áp dụng được, chỉ phù hợp với khách hàng đã có sẵn dáng mũi, không cải thiện được quá nhiều khuyết điểm của mũi.
Hơn nữa, khách hàng cần phải đặc biệt chú ý tới việc nguy cơ biến chứng sau nâng. Bởi nâng mũi bằng chỉ cần phải đảm bảo chất lượng về dụng cụ thực hiện, chất liệu chỉ, tay nghề bác sĩ để tránh bị nhiễm trùng, hoại tử.
Filler đã là một chất liệu quá quen thuộc với nhiều khách hàng khi làm đẹp. Filler là một hợp chất sinh học được sản xuất tương tự như một hợp chất tồn tại trong cơ thể người, được Bộ y tế cấp phép sử dụng. Bác sĩ sẽ sử dụng kim tiêm vào sống mũi, đầu mũi. Chất Filler này được tiêm vào mũi để giúp sống mũi, đầu mũi được cao hơn.
Tuy nhiên, với phương pháp tiêm filler có nhiều rủi ro về chất liệu. Bạn cần phải được bác sĩ tư vấn kĩ lưỡng về việc lựa chọn chất liệu tiêm vào mũi.
Không chỉ vậy, dù các chất filler được cấp phép sử dụng thì tuổi thọ của chúng khi tồn tại trong cơ thể người cũng không được lâu. Thông thường, dáng mũi chỉ giữ được sau 1-2 năm tiêm và sẽ đào thải ra khỏi cơ thể.
Tùy từng phương pháp nâng mũi sẽ có những bước thực hiện chi tiết khác nhau. Tuy nhiên, một quy trình nâng mũi tổng quan chuẩn sẽ cần có những bước thực hiện như sau:
Tại bước này, việc khách hàng trò chuyện, bày tỏ mong muốn với bác sĩ sẽ là cơ sở để bác sĩ tư vấn cho khách hàng phương pháp nâng mũi phù hợp với từng người.
Bên cạnh đó, việc thăm khám sơ lược tình trạng mũi cũng sẽ giúp bác sĩ đưa ra lời khuyên cho khách hàng nên sử dụng phương pháp nào là tối ưu nhất giữa mong muốn và tình trạng thực tế của mũi.
Sau khi xác định được phương pháp, bác sĩ sẽ tư vấn cho khách hàng quy trình thực hiện là gì và khách hàng cần lưu ý những gì khi lựa chọn phương pháp này.
Không một cuộc phẫu thuật nào được tiến hành nếu như không có bước thăm khám sức khỏe tổng quát. Bác sĩ sẽ lập hồ sơ khách hàng, tiến hành các xét nghiệm nhỏ để xác định sức khỏe của bệnh nhân có đủ tiêu chuẩn để tiến hành phẫu thuật hay không.
Ví dụ các xét nghiệm như: xét nghiệm máu, test phản ứng thuốc, đo nhịp tim, đo huyết áp,...Từ kết quả này mà bác sĩ sẽ kết luận được tình trạng của bệnh nhân, và điều kiện sức khỏe đủ để PTTM hay không.
Ở các bệnh viện lớn, công nghệ hiện đại, khách hàng còn có thể nhìn thấy trước kết quả PTTM của mình nhờ vào công nghệ 3D. Với cơ sử tình trạng dáng mũi hiện tại và phương pháp sẽ áp dụng, bác sĩ sử dụng công nghệ sẽ dựng lên trước hình ảnh 3D để khách hàng có thể thấy trước kết quả dự kiến của mình.
Khách hàng thay trang phục vào phòng phẫu thuật, tất cả những trang phục này đều được diệt khuẩn triệt để. Sau đó, khách hàng sẽ được sát khuẩn vị trí cần thực hiện PTTM để đảm bảo vết mổ không bị nhiễm khuẩn.
Sau đó công tác gây tê sẽ được tiến hành, bác sĩ tiêm thuốc gây tê vào vùng cần phẫu thuật để giảm thiểu cảm giác đau đớn cho khách hàng. Thông thường nâng mũi chỉ là một dạng tiểu phẫu nên khách hàng cũng không phải chịu đau đớn quá lớn.
Bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện phẫu thuật theo phương pháp đã được lựa chọn từ ban đầu. Tạo hình cho mũi theo dáng đã được xác định từ trước.
Sau khi ca mổ được tiến hành xong, tùy vào từng trường hợp khách hàng, tùy từng dịch vụ mà khách hàng có thể ra về luôn hoặc ở lại bệnh viện. Bác sĩ sẽ tư vấn cho khách hàng những chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý.
Sau nâng mũi, để vết thương mau lành và đạt được kết quả đẹp như mong muốn, khách hàng cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt.
Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra cho bác sĩ về chế độ dinh dưỡng. Một số câu hỏi rất thường gặp như: Nâng mũi xong nên ăn gì? Nâng mũi uống nước cam được không? Nâng mũi xong uống sữa, uống trà... được không? Nâng mũi 1 tháng ăn thịt gà được không? Nâng mũi ăn thịt bò, hải sản được không? Nâng mũi xong ăn chuối, nấm, ... được không?
Về chế độ ăn, bạn cần lưu ý 4 điểm như sau:
Về chăm sóc hậu phẫu, khách hàng cần chú ý tới chế độ vệ sinh vết thương sau khi phẫu thuật và chế độ sinh hoạt. Hẳn nhiều khách hàng sẽ thắc mắc: Nâng mũi sau 1 tháng có thể nằm nghiêng không? Nâng mũi có tập yoga được không? Nâng mũi xong đi xe máy được không?... Dưới đây là tư vấn của Ts. Bs Richard Huy:
Có rất nhiều thắc mắc của khách hàng xoay quanh dịch vụ nâng mũi, dưới đây là một số giải đáp của Ts. Bs Richard Huy.
Quá trình nâng mũi như bác sĩ đã chia sẻ, có sử dụng thuốc gây tê để tránh những đau đớn cho khách hàng. Thông thường khi làm mũi, khách hàng vẫn tỉnh táo, có thể biết được quá trình bác sĩ đang làm và không có quá nhiều đau đớn.
Sau khi PTTM xong, thuốc tê đã tan hết, khách hàng có thể cảm giác đau tại nơi phẫu thuật nhưng cũng không quá đáng kể. Có thể áp dụng chườm lạnh, chườm nóng để giảm thiểu cảm giác khó chịu.
Như bác sĩ đã tư vấn ở phần chăm sóc hậu phẫu, sau khoảng từ 6 đến 7 ngày thì bác sĩ có thể tiến hành cắt chỉ cho khách hàng.
Việc cắt chỉ sẽ được bác sĩ căn cứ vào tình trạng phục hồi của khách hàng. Ở giai đoạn hậu phẫu, khách hàng cũng cần chú ý tới lịch hẹn thăm khám của bác sĩ để có thể cập nhật kịp thời tình trạng phục hồi. Khi đó, bác sĩ sẽ có phương án khắc phục phù hợp.
Thời gian được vĩnh viễn hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Như phần trên bác sĩ đã chia sẻ từng phương pháp nâng mũi và ưu nhược điểm từng phương pháp. Mỗi một phương pháp lại có thời gian duy trì ngắn dài khác nhau, tùy từng mục đích, sở thích, tình trạng của mỗi người mà lựa chọn phương pháp phù hợp.
Không chỉ thế, việc chăm sóc hậu phẫu, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày cũng ảnh hưởng trực tiếp tới việc duy trì lâu dài dáng mũi.
Theo tư vấn của bác sĩ, việc nâng mũi không đạt được độ cao như mong muốn và tìm tới filler để khắc phục sau nâng mũi là lựa chọn không nên. Nếu muốn cải thiện mũi cao hơn, bạn nên tiến hành phẫu thuật lại để cải thiện dáng mũi.
Việc tiêm filler khi trong mũi có chất liệu độn sẽ có thể xảy ra nhiều nguy cơ biến chứng như nhiễm chùng, phản ứng chất liệu độn,... Nếu bạn muốn tiêm filler, bạn cần phải được bác sĩ tư vấn chi tiết về tình trạng chất độn và cần test sự tương thích với chất liệu độn đó.
Nhiều khách hàng sau khi sửa mũi nhưng vẫn chưa có được dáng mũi ưng ý. Một số trường hợp, sống mũi đã cao, thẳng, tuy nhiên thì đầu mũi vẫn bị to. Vậy liệu sau khi đã sửa mũi thì thực hiện thu nhỏ đầu mũi để có được dáng mũi hoàn hảo có được không?
Câu trả lời là có! Tuy nhiên thì khách hàng cần phải chú ý tới thời gian thực hiện giữa hai lần phẫu thuật. Cần phải để cho mũi thực sự phục hồi và cơ thể đã ổn định mới có thể tiến hành cải thiện tiếp, thời gian thông thường ít nhất là 6 tháng.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của Ts. Bs Richard Huy về PTTM nâng mũi, hi vọng có thể cung cấp cho khách hàng cái nhìn tổng quan về dịch vụ nâng mũi cũng như lựa chọn được phương pháp PTTM nâng mũi phù hợp, an toàn. Nếu quý khách còn bất cứ thắc mắc nào xoay quanh dịch vụ nâng mũi, liên hệ hotline 19000. 66666 để được chuyên gia giải đáp!