Cùng Dr. Richard Huy giải đáp từ A-Z về gọt hàm

Ngày đăng: 30-09-2024 | Lần cuối cập nhật : 01-10-2024

Mất 30 giây để đọc

Gọt hàm là xu hướng thẩm mỹ được nhiều người quan tâm với mong muốn sở hữu gương mặt V-line thanh tú, hài hòa, đặc biệt là những người có phần xương hàm thô, bạnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về gọt hàm và những lợi ích mà nó mang lại. Dr. Richard Huy sẽ cung cấp các thông tin tổng quan nhất về phẫu thuật gọt hàm thông qua bài viết sau.

I/ Gọt hàm là gì?

Gọt hàm là thủ thuật phẫu thuật thẩm mỹ làm thay đổi cấu trúc xương hàm, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ trong khoang miệng, sau đó tiến hành cắt bỏ phần xương thừa hoặc điều chỉnh góc hàm, tạo đường nét thon gọn và mềm mại cho đường hàm, giúp gương mặt trở nên cân đối và hài hòa. Thủ thuật này thường được thực hiện khi xương hàm dưới quá to, bạnh hoặc góc cạnh.

Gọt hàm là thủ thuật phẫu thuật thẩm mỹ làm thay đổi cấu trúc xương hàm

Gọt hàm là thủ thuật phẫu thuật thẩm mỹ làm thay đổi cấu trúc xương hàm

Gọt hàm là ca phẫu thuật lớn nên cần thời gian hồi phục nhất định và cân nhắc kỹ trước khi thực hiện.

II/ Những ai nên cân nhắc gọt hàm?

Gọt hàm là giải pháp thẩm mỹ được nhiều người lựa chọn để sở hữu khuôn mặt thon gọn và cân đối. Những người nên cân nhắc gọt hàm, bao gồm:

- Người có phần khuôn hàm rộng, góc cạnh, to bè và vuông thô

- Người có phần xương hàm lệch, thiếu cân đối

- Người có cằm ngắn hoặc lẹm

- Người muốn sở hữu đường viền hàm thon gọn và hợp xu thế

- Những người đủ 18 tuổi, xương hàm đã phát triển hoàn thiện.

Người có hàm vuông, thô nên cân nhắc gọt hàm

Người có hàm vuông, thô nên cân nhắc gọt hàm

Trước khi quyết định gọt hàm, bất cứ ai cũng nên trực tiếp trao đổi với bác sĩ chuyên khoa Hàm mặt để được thăm khám và tư vấn kỹ lưỡng về tình trạng của bản thân.

III/ Quy trình phẫu thuật gọt hàm

Quy trình phẫu thuật gọt hàm bao gồm 6 bước chi tiết dưới đây, đảm bảo an toàn và đạt kết quả thẩm mỹ tối đa:

- Bước 1: Tư vấn và thăm khám

Bác sĩ thăm khám và đánh giá khuôn mặt, xương hàm, cấu trúc xương để xác định liệu gọt hàm có phù hợp với khách hàng hay không. Khách hàng có thể được chỉ định chụp CT hoặc X-quang để bác sĩ có cái nhìn chi tiết hơn về cấu trúc xương hàm.

Tư vấn và thăm khám với bác sĩ

Tư vấn và thăm khám với bác sĩ

- Bước 2: Kiểm tra sức khỏe tổng quát

Trước khi phẫu thuật, khách hàng cần làm một loạt các xét nghiệm như xét nghiệm máu, kiểm tra chức năng gan, thận, và các xét nghiệm khác để đảm bảo rằng cơ thể đủ khỏe mạnh để phẫu thuật.  Nếu khách hàng có tiền sử bệnh lý hoặc đang sử dụng thuốc, bác sĩ sẽ xem xét cẩn thận.

- Bước 3: Bác sĩ lập kế hoạch phẫu thuật

Dựa trên kết quả thăm khám và mong muốn của khách hàng, bác sĩ sẽ lập kế hoạch chỉnh sửa chi tiết như xác định kỹ thuật gọt hàm phù hợp, vùng xương hàm cần can thiệp và các bước thực hiện cụ thể.

Bác sĩ sẽ giải thích rõ ràng về quá trình phẫu thuật, những rủi ro có thể gặp phải và dự kiến kết quả.

- Bước 4: Gây mê

Khách hàng sẽ được gây mê trước khi phẫu thuật. Gây mê toàn thân thường được sử dụng trong phẫu thuật gọt hàm để đảm bảo khách hàng không cảm thấy đau hay khó chịu trong suốt quá trình thực hiện.

- Bước 5: Tiến hành phẫu thuật gọt hàm

Bác sĩ sẽ thực hiện các đường cắt trong miệng để tiếp cận xương hàm mà không để lại sẹo bên ngoài. Sau đó, bác sĩ sử dụng các công cụ phẫu thuật để cắt và tái tạo lại xương hàm theo kế hoạch đã đề ra.

Sau khi cắt xương, bác sĩ sẽ điều chỉnh và định hình lại xương hàm để tạo ra hình dáng khuôn mặt cân đối và hài hòa. Quá trình này đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác cao. Sau khi hoàn tất việc gọt hàm, bác sĩ sẽ kiểm tra lại sự cân đối của khuôn mặt, đảm bảo rằng mọi thứ đều ổn trước khi khâu vết mổ và hoàn thành phẫu thuật.

Tiến hành phẫu thuật gọt hàm

Tiến hành phẫu thuật gọt hàm

- Bước 6: Hồi phục sau phẫu thuật

Khách hàng được chuyển về phòng hồi sức và theo dõi các dấu hiệu sức khỏe cho đến khi tỉnh táo hoàn toàn. Bác sĩ sẽ hướng dẫn chi tiết về cách chăm sóc vết mổ, chế độ ăn uống, và các hoạt động cần tránh trong giai đoạn đầu.

Khách hàng cần tuân thủ lịch tái khám được hẹn từ bác sĩ để theo dõi tiến trình hồi phục.

IV/ Ưu điểm của phương pháp gọt hàm

Gọt hàm là phương pháp mang đến nhiều ưu điểm vượt trội, đặc biệt đối với những người mong muốn cải thiện hình dáng khuôn mặt. Dưới đây là những ưu điểm chính của phẫu thuật gọt hàm:

- Cải thiện hình dáng khuôn mặt: Gọt hàm tái tạo lại cấu trúc xương hàm, giúp gương mặt trở nên thon gọn, cân đối và hài hòa hơn, mang lại sự tự tin cho người thực hiện.

- Khắc phục khuyết điểm hàm vuông, thô, góc cạnh: Đối với những người có xương hàm dưới quá vuông hoặc góc cạnh, gọt hàm có thể giúp các đường nét gương mặt trở nên mềm mại, mang đến diện mạo thanh thoát hơn.

- Tạo gương mặt V-line: Gọt hàm tạo dáng khuôn mặt V-line chuẩn xu hướng thẩm mỹ luôn được ưa chuộng, đặc biệt đối với những người châu Á.

- Không để lại sẹo: Kỹ thuật gọt hàm thường được thực hiện qua đường mổ trong miệng, do đó không để lại sẹo ngoài da, giúp duy trì vẻ tự nhiên của khuôn mặt.

- Hiệu quả lâu bền: Gọt hàm là phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ mang lại kết quả ổn định và lâu dài vì có can thiệp điều chỉnh lại cấu trúc xương hàm.

- Cải thiện chức năng nhai: Trong một số trường hợp, gọt gàm còn giúp điều chỉnh lại cấu trúc xương hàm, từ đó cải thiện chức năng nhai và giảm áp lực cho các răng hàm, giúp răng miệng khỏe mạnh hơn.

- An toàn, không gây tổn thương tủy hay dây thần kinh: Chỉ tác động đến phần xương hàm và thực hiện đường mổ phía trong khoang miệng. Không làm tổn thương tủy và dây thần kinh xung quanh nếu thực hiện bởi bác sĩ có kỹ thuật tốt.

Gọt hàm tái tạo lại cấu trúc xương hàm, giúp gương mặt trở nên thon gọn

Gọt hàm tái tạo lại cấu trúc xương hàm, giúp gương mặt trở nên thon gọn

V/ Dr. Richard Huy giải đáp thắc mắc thường gặp về gọt hàm

Dưới đây là những thắc mắc thường gặp về gọt hàm được Dr. Richard Huy giải đáp chi tiết:

1. Gọt hàm có đau không?

Gọt hàm là phẫu thuật lớn, tác động trực tiếp vào xương hàm nên cảm giác đau sau phẫu thuật là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc gây mê toàn thân để khách hàng không cảm thấy đau khi thực hiện.

Sau phẫu thuật, tình trạng sưng và ê buốt có thể xuất hiện Tuy nhiên, chỉ diễn ra trong khoảng 1 tuần đầu. Trong thời gian này, hãy chú ý cách chăm sóc và tuân thủ chế độ dinh dưỡng theo chỉ dẫn của bác sĩ để giảm đau và đẩy nhanh tốc độ hồi phục.

2. Gọt hàm có nguy hiểm không?

Với sự phát triển của y học thẩm mỹ, các kỹ thuật phẫu thuật hàm mặt ngày càng hiện đại và an toàn hơn. Nếu được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn cao và kỹ thuật tốt, quá trình gọt hàm diễn ra an toàn và không nguy hiểm.

Tuy nhiên, vì gọt hàm có tác động trực tiếp đến xương hàm nên sẽ tiềm ẩn một số rủi ro nhất định như nhiễm trùng, chảy máu, tổn thương dây thần kinh, hàm lệch, méo miệng, thậm chí hoại tử, nếu không được thực hiện trong môi trường an toàn bởi bác sĩ kỹ thuật kém, không có chuyên môn.

Vì vậy, trước khi quyết định gọt hàm, hãy cân nhắc thật kỹ và tham khảo ý kiến của bác sĩ có chuyên môn cao để đưa ra những quyết định phù hợp với bản thân. 

3. Cắt xương hàm bao lâu thì hết sưng?

Thông thường, thời gian giảm sưng sau khi cắt xương hàm sẽ dao động từ 1-2 tuần. Vì khi cắt xương hàm, các mô mềm xung quanh như cơ, mạch máu và mô liên kết cũng bị ảnh hưởng, cần thời gian để chữa lành các tổn thương này, sưng là phản ứng tự nhiên đầu tiên của cơ thể để bảo vệ vùng bị tổn thương.

Quá trình sưng sau phẫu thuật gọt hàm là bình thường và cần thời gian để hồi phục. Tuy nhiên, nếu hiện tượng sưng kéo dài hoặc kèm theo các triệu chứng bất thường như đau dữ dội, nhiễm trùng, chảy máu, cần liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và xử lý kịp thời.

4. Sau khi gọt hàm cần chăm sóc như thế nào?

Dưới đây là cách chăm sóc để vết thương mau lành và hồi phục nhanh sau khi gọt hàm: 

* Chế độ chăm sóc vết thương

- Vệ sinh vùng miệng nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch khử trùng do bác sĩ kê đơn để tránh nhiễm trùng. Không đánh răng hay dùng chỉ nha khoa gần khu vực phẫu thuật trong những ngày đầu tiên.

- Chườm lạnh quanh vùng hàm trong 48 giờ đâu sau khi gọt hàm để giảm sưng và giảm đau.

- Tránh nói chuyện quá nhiều hoặc há miệng quá rộng để không làm căng vết thương.

- Uống thuốc giảm đau, kháng viêm, và kháng sinh theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để giảm đau và ngăn ngừa nhiễm trùng.

- Tránh các hoạt động dùng nhiều sức như cúi đầu, nâng vật nặng để không làm tăng áp lực vào vết thương vùng hàm ít nhất 4-6 tuần sau phẫu thuật.

- Nâng cao đầu khi ngủ để không tạo áp lực đến vùng hàm, giúp giảm sưng.

Bác sĩ hướng dẫn khách hàng chăm sóc vết thương

Bác sĩ hướng dẫn khách hàng chăm sóc vết thương

* Chế độ dinh dưỡng

- Ăn thức ăn mềm trong tuần đầu tiên, ưu tiên thức ăn dạng lỏng như súp, cháo, sinh tố để giảm áp lực vào vùng hàm.

- cung cấp đủ dinh dưỡng như protein, vitamin C và khoáng chất để hỗ trợ quá trình hồi phục.

- Tránh đồ ăn quá cứng, quá nóng hoặc giòn để không gây tổn thương đến vùng phẫu thuật.

- Hạn chế những thực phẩm làm nhiễm trùng, gây ngứa như: Đồ nếp, thịt bò, trứng, đồ hải sản, rau muống… Ngoài ra, không nên sử dụng chất kích thích, rượu bia trong thời gian này.

Mong rằng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích về gọt hàm. Hãy tham khảo những thông tin chính xác và tham khảo ý kiến bác sĩ để sở hữu khuôn mặt thon gọn và thanh tú như ý muốn.

Gọi tư vấn Đặt lịch tư vấn