Giải đáp thắc mắc độn cằm bao lâu thì lành và cách chăm sóc - Chính Xác Nhất

Ngày đăng: 25-05-2021 | Lần cuối cập nhật : 25-05-2021

Mất 30 giây để đọc

Độn cằm bao lâu thì lành? Đây là nỗi băn khoăn của rất nhiều chị em đang quan tâm hoặc  có ý định độn cằm. Hiểu được lo lắng này, với nhiều năm kinh nghiệm trong thẩm mỹ hàm mặt, Dr. Richard Huy sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích để bạn hiểu rõ hơn về thời gian hồi phục và cách chăm sóc sau độn cằm giúp vết thương mau lành. Hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé. 

1. Độn cằm bao lâu thì lành và hết sưng? 

Hiện nay có 2 phương pháp độn cằm được sử dụng: Phẫu thuật độn cằm bằng sụn nhân tạo và trượt cằm (sử dụng xương tự thân để làm đầy).

Do kỹ thuật thực hiện giữa các phương pháp không giống nhau nên thời gian lành và hồi phục vết thương cũng có sự khác nhau. Trong đó: 

a) Đối với phương pháp phẫu thuật độn cằm sụn nhân tạo

Đây là phương pháp sử dụng chất liệu độn nhân tạo để làm đầy phần cằm lẹm, cằm ngắn trên gương mặt. Với ưu điểm vượt trội là tạo dáng cằm tự nhiên, thời gian duy trì lâu nên phương pháp được nhiều người lựa chọn hơn cả.

Trong khoảng thời gian 1 - 3 ngày sau phẫu thuật, do ảnh hưởng của việc xâm lấn cơ thể sẽ có phản ứng sưng nhẹ và đau nhức.

Độn cằm với phương pháp phẫu thuật độn cằm sụn nhân tạo bao lâu thì lành

Độn cằm với phương pháp phẫu thuật độn cằm sụn nhân tạo bao lâu thì lành

Tuy nhiên, tình trạng này sẽ giảm dần sau khoảng 5-7 ngày. Để hiệu quả giảm sưng đau tốt nhất, bạn có cũng thể sử dụng đá chườm xung quanh khu vực cằm.

Tùy theo từng cơ địa và chế độ chăm sóc của mỗi người mà thời gian hồi phục sẽ khác nhau. Nhưng đa phần sau 1 -  2 tháng tình trạng sẽ được hồi phục hoàn toàn, lúc này cằm sẽ vào khuôn và đẹp tự nhiên hài hòa với gương mặt. 

b) Đối với phương pháp trượt cằm

Phương pháp trượt cằm phù hợp với những đối tượng có khuyết điểm kích thước phần cằm quá ngắn, dáng cằm không được hài hòa với gương mặt. Kỹ thuật này sẽ sử dụng chính phần xương ở hàm và đẩy ra phía trước sao cho phần cằm được cân đối với gương mặt. 

Do thao tác thực hiện có phần phức tạp hơn nên thời gian phẫu thuật cũng như hồi phục lâu hơn so với độn cằm. 

Độn cằm bằng phương pháp trượt cằm bao lâu sẽ lành

Độn cằm bằng phương pháp trượt cằm bao lâu sẽ lành

Đối với phẫu thuật nói chung hay trượt cằm nói riêng, bạn cũng nên chú ý đến chế độ sinh hoạt, vệ sinh trong quá trình chăm sóc để tránh làm ảnh hưởng tới cằm.

Đặc biệt đối với trượt cằm, do kỹ thuật tác động vào xương nên cần hết sức cẩn trọng khi vận động để tránh làm lệch dáng cằm. 

2. Sau phẫu thuật độn cằm nên ăn và kiêng gì để cằm mau lành

♦ Thực phẩm nên ăn: 

Sau phẫu thuật, các tế bào trên cơ thể bị tổn thương, làm suy giảm sức đề kháng.  Vì vậy bạn hãy  bổ sung thêm những thực phẩm giàu đạm để hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất và tăng cường quá trình tái tạo các tế bào mới.  Một số thực phẩm có thể kể tên như: Thịt lợn, nấm, cá rô đồng, các loại hạt họ đậu,...

Thực phẩm nên ăn để độn cằm mau lành

Thực phẩm nên ăn để độn cằm mau lành

Ngoài ra, nên bổ sung lượng chất xơ từ rau xanh trong thực đơn hàng ngày. Bởi chất xơ từ rau xanh rất tốt cho hệ tiêu hóa và đường ruột đồng thời hỗ trợ rất nhiều trong quá trình hồi phục vết thương. Top những loại rau tốt với sức khỏe: Rau cải thảo, củ cải, súp lơ xanh, bí ngô,..

Bạn cũng đừng bỏ qua lượng chất béo tốt từ các loại hạt cho cơ thể. Nhóm thực phẩm này giúp tăng cường miễn dịch và hạn chế tình trạng viêm kích ứng ở vết thương. 

♦ Thực phẩm cần tránh

Để vết thương hồi phục nhanh, không bị kích ứng hay viêm ngứa. Bạn cần tránh những thực phẩm dưới đây: 

  • Thịt gà, hải sản: Hàm lượng protein và histamine trong hai loại thực phẩm này quá cao làm tăng khả năng sản sinh collagen, khiến da phát triển quá gây ngứa ngáy khó chịu. 
  • Đồ nếp: Tính nóng trong đồ nếp rất dễ làm vết thương mưng mủ, ảnh hưởng tới quá trình hồi phục của vết thương. 
  • Thịt bò, trứng gà: Hai thực phẩm này sẽ kích thích da phát triển quá mức khiến vùng vết thương bị loang lổ, không đều màu với làn da. 
Thực phẩn không nên ăn sau độn cằm

Thực phẩn không nên ăn sau độn cằm

  • Thực phẩm quá cứng dai: Chúng có thể gây khó khăn cho quá trình nhai cắn thức ăn của hàm răng. 
  • Chất kích thích: Rượu, bia, đồ uống có cồn không tốt cho sức khỏe, đặc biệt đối với người bệnh sau phẫu thuật. Khi sử dụng loại đồ uống này sẽ làm suy giảm sức đề kháng, ảnh hưởng tới quá trình hồi phục của vết thương. 

3. Những lưu ý sau phẫu thuật giúp cằm mau hết sưng

Để rút ngắn thời gian điều trị vết thương bạn cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng, vận động sau phẫu thuật. Dưới đây là một số những lưu ý giúp việc chăm sóc của bạn được hiệu quả hơn: 

Chế độ vệ sinh: 

  • Thay băng đai quấn cằm mỗi ngày một lần để tránh làm nhiễm trùng. Lưu ý khi thay băng đai phải tháo ra nhẹ nhàng và không để tay tiếp xúc trực tiếp mặt trong của cuộn băng. Vì điều này có thể khiến vi khuẩn từ tay dễ dàng xâm nhập vào vết thương. 
Cần thay băng mỗi ngày để tránh nhiễm trùng

Cần thay băng mỗi ngày để tránh nhiễm trùng

  • Vệ sinh vùng khâu bằng dung dịch rửa chuyên dụng, tuyệt đối không được dùng nước, vì có thể làm nhiễm trùng vết thương. 
  • Không sử dụng bàn chải đánh răng để tránh làm rách vết thương
  • Khi vết thương có dấu hiệu sưng tấy, nhức nhiều ngày mà không thuyên giảm. Bạn nên trực tiếp với bác sĩ để được thăm khám kịp thời. 

♦ Chế độ vận động: 

  • Ít nhất 1 tuần đầu sau phẫu thuật, bạn không được đi bơi hay hoạt động thế chất quá mạnh. Bởi những điều này rất dễ để nước thấm vào vết mổ gây nhiễm trùng vết thương. Ngoài ra, những hoạt động quá mạnh như: chạy nhảy, tập thể dục cường độ cao còn có thể làm tổn thương đến vùng cằm đang hồi phục sau mổ, nguy hiểm hơn gây lệch phải sửa lại cằm. 
Cần hàn chế vận động mạnh ít nhất một tuần sau phẫu thuật

Cần hàn chế vận động mạnh ít nhất một tuần sau phẫu thuật

  • Tuyệt đối không được gãi, chống tay hay cúi đầu, cười nói lớn làm lệch tới miếng độn, nguy hiểm hơn là phải phẫu thuật lại để sửa cằm. 
  • Hãy trao đổi với bác sĩ về tình trạng của mình, đặc biệt khi vết thương có những biểu hiện như chảy dịch vàng, có mùi hôi khó chịu hoặc cơ thể không được hồi phục như mong muốn. Đừng ngần ngại gặp trực tiếp  bác sĩ để được điều trị, tránh xảy ra những hậu quả khó lường. 

Độn cằm bao lâu thì lành phụ thuộc phần lớn vào chế độ chăm sóc và cơ địa của mỗi khách hàng. Vì vậy, nếu như mong muốn thời gian hồi phục vết thương nhanh, dáng cằm lên như ý bạn hãy lên cho mình kế hoạch nghỉ ngơi và chăm sóc hợp lý.  Bạn có cũng có thể liên hệ với Dr. Richard Huy qua hotline: 19000 66666 để được hỗ trợ và tư vấn thêm về độn cằm cũng như phẫu thuật thẩm mỹ 

 

Kết quả phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người (*)
Viber Zalo Youtube Đăng ký tư vấn
Gọi tư vấn Đặt lịch tư vấn