Chỉnh hàm hô móm - Giải pháp giúp khuôn mặt cân đối, xóa bỏ tự ti Dr. Richard Huy

Ngày đăng: 30-09-2024 | Lần cuối cập nhật : 01-10-2024

Mất 30 giây để đọc

Hàm hô/móm không chỉ là một khuyết điểm lớn về thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, khiến người gặp phải tự ti trong giao tiếp. Phẫu thuật chỉnh hàm hô/móm sẽ khắc phục tốt các khuyết điểm này, giúp hai hàm trở nên cân đối, nâng cao tính thẩm mỹ cho gương mặt. Cùng Dr. Richard Huy tìm hiểu về phương pháp phẫu thuật chỉnh hàm hô/móm qua bài viết dưới đây.

I/ Tìm hiểu về chỉnh hàm hô

1. Hàm hô là gì? Dấu hiệu nhận biết hàm hô

Hàm hô là tình trạng xương hàm trên nhô ra quá mức so với hàm dưới, khiến khuôn mặt mất cân đối, ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Nguyên nhân chủ yếu do di truyền, thói quen mút tay hoặc răng mọc lệch khi còn nhỏ. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết hàm hô:

- Xương hàm trên phát triển quá mức khiến khuôn mặt thiếu cân đối

- Răng cửa trên nhô ra quá mức, vểnh ra phía trước và không khít với răng cửa trước

- Môi trên dày và nhô ra

- Khớp cắn không chuẩn, khi khép miệng, răng trên không khít với răng dưới

- Khuôn mặt mất cân đối, trông già hơn so với tuổi, gây mất tự tin trong giao tiếp.

Hàm hô là tình trạng xương hàm trên nhô ra quá mức so với hàm dưới

Hàm hô là tình trạng xương hàm trên nhô ra quá mức so với hàm dưới

2. Phẫu thuật hàm hô là như thế nào?

Phẫu thuật hàm hô là phương pháp chỉnh sửa lại vị trí xương hàm, bác sĩ sẽ thực hiện thao tác cắt, gọt, di chuyển xương hàm về vị trí cân đối, giúp khắc phục tình trạng hàm hô triệt để. Chỉnh hàm hô thường áp dụng cho trường hợp hô do xương hàm phát triển quá mức và không thể điều chỉnh bằng niềng răng đơn thuần.

Chỉnh hàm hô là phẫu thuật khá phức tạp, cần được thăm khám và đánh giá kỹ lưỡng từ bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

3. Những ai nên chỉnh hàm hô?

Chỉnh hàm hô là giải pháp hiệu quả khắc phục tình trạng hô hàm, mang lại nụ cười tự tin và khuôn mặt cân đối. Những trường hợp nên chỉnh hàm hô là:

- Người bị hô do xương hàm phát triển quá mức, đưa hẳn về phía trước và làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ

- Những người hô hàm và bị ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai

- Hàm hô gây khó khăn trong quá trình phát âm, ảnh hưởng đến giao tiếp hàng ngày

- Một số trường hợp hàm hô gây đau nhức khớp thái dương hàm

- Người bị hô hàm và gặp các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu.

Người bị hô do xương hàm phát triển quá mức nên cân nhắc điều chỉnh

Người bị hô do xương hàm phát triển quá mức nên cân nhắc điều chỉnh

Mỗi trường hợp có thể gặp tình trạng hàm hô ở các mức độ khác nhau, vì vậy hãy trao đổi với bác sĩ để được thăm khám và xác định phương pháp điều chỉnh phù hợp.

4. Ưu điểm phẫu thuật chỉnh hàm hô

Phẫu thuật chỉnh hàm hô mang đến nhiều ưu điểm, đặc biệt đối với những người phầm hàm bị lệch hoặc hô quá mức. Dưới đây là những ưu điểm chính khi thực hiện chỉnh hàm hô:

- Giúp phần hàm cân đối, nâng cao tính thẩm mỹ: Chỉnh hàm hô giúp đưa khuôn hàm trên về vị trí cân đối, làm cho khuôn mặt trở nên hài hòa hơn, khắc phục tốt các khuyết điểm hô hàm và nâng cao tính thẩm mỹ cho gương mặt.

- Cải thiện chức năng nhai: Chỉnh sửa hàm hô giúp khớp cắn hai hàm trở nên chính xác hơn, cải thiện chức năng nhai và tiêu hóa thức ăn. 

- Cải thiện khả năng phát âm: Một số trường hợp hàm hô có thể ảnh hưởng đến khả năng phát âm. Phẫu thuật chỉnh hàm có thể cải thiện tình trạng này, giúp quá trình nói chuyện trở nên dễ dàng và rõ ràng hơn.

- Giảm áp lực lên khớp hàm: Khi hàm bị lệch, các khớp hàm có thể phải chịu áp lực không đều, dẫn đến đau nhức hoặc các vấn đề về khớp. Phẫu thuật có thể giảm bớt những áp lực này, giúp ngăn ngừa các vấn đề về khớp hàm.

- Nâng cao tự tin: Cải thiện hàm hô sẽ nâng cao tính thẩm mỹ cho gương mặt, giúp người từng tự ti vì phần hàm hô cảm thấy tự tin hơn và có chất lượng cuộc sống tốt hơn.

- Kết quả ổn định, lâu dài: Phẫu thuật chỉnh hàm hô mang lại kết quả ổn định và lâu dài nếu được thực hiện đúng cách và khách hàng tuân thủ tốt các hướng dẫn sau phẫu thuật.

Chỉnh sửa hàm hô giúp khớp cắn hai hàm trở nên chính xác hơn

Chỉnh sửa hàm hô giúp khớp cắn hai hàm trở nên chính xác hơn

II/ Tìm hiểu về chỉnh hàm móm

1. Hàm móm là gì? Dấu hiệu nhận biết hàm móm

Trái ngược với hàm hô, hàm móm là tình trạng hàm dưới bị đưa ra quá mức cho với hàm trên, khiến khuôn mặt mất cân đối và ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai, phát âm. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như di truyền, thói quen ngậm mút tay hoặc do các vấn đề về răng miệng khác. Dấu hiệu nhận biết hàm móm:

- Phần cằm nhô về phía trước rõ rệt so với môi trên

- Răng dưới phủ lên răng trên khi khép miệng, không khít với nhau

- Môi dưới dày và nhô ra so với môi dưới

- Khớp cắn ngược, gây khó khăn trong việc phát âm, ăn nhai

- Khuôn mặt thiếu cân đối do phần cằm to và đưa ra ngoài quá mức, trông già hơn so với tuổi.

Hàm móm là tình trạng hàm dưới bị đưa ra quá mức cho với hàm trên

Hàm móm là tình trạng hàm dưới bị đưa ra quá mức cho với hàm trên

2. Phẫu thuật hàm móm là như thế nào?

Phẫu thuật hàm móm là phương pháp điều chỉnh lại xương hàm bằng cách cắt, gọt và di chuyển xương hàm dưới về vị trí phù hợp, đưa hàm dưới về phía sau nhằm khắc phục tình trạng hàm dưới nhô ra quá mức so với hàm trên. Chỉnh hàm móm áp dụng đối với những trường hợp móm do xương hàm dưới phát triển quá mức.

Phương pháp chỉnh hàm móm mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị tình trạng hàm móm, nâng cao tính thẩm mỹ cho gương mặt, cải thiện chức năng ăn nhai, phát âm và nâng cao sự tự tin cho mọi người.

3. Ai nên phẫu thuật hàm móm?

Dr. Richard Huy chỉ rõ những trường hợp sau đây nên cân nhắc chỉnh hàm móm để sở hữu gương mặt cân đối, hài hòa:

- Người bị móm do xương hàm phát triển quá mức, ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và muốn cải thiện diện mạo

- Hàm móm gây khó khăn trong quá trình ăn nhai, nói chuyện

- Hàm móm gây khó khăn trong quá trình phát âm

- Hàm móm gây ra một số bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm lợi…

- Hàm móm khiến khớp thái dương hàm bị đau nhức, khó chịu

Những người gặp tình trạng hàm móm nên đến bệnh viện có chuyên khoa Răng-Hàm-Mặt để được tư vấn và đưa ra phương pháp điều chỉnh phù hợp.

Người bị móm do xương hàm phát triển quá mức nên cân nhắc chỉnh hàm móm

Người bị móm do xương hàm phát triển quá mức nên cân nhắc chỉnh hàm móm

4. Ưu điểm sau khi chỉnh hàm móm

Chỉnh hàm móm mang lại nhiều ưu điểm, giúp cải thiện tính thẩm mỹ và chức năng vùng hàm, cụ thể:

- Cải thiện thẩm mỹ cho gương mặt: Chỉnh hàm móm giúp cân đối lại tỷ lệ khuôn mặt, đưa hàm dưới về vị trí phù hợp với hàm trên. Sau phẫu thuật, gương mặt trở nên hài hòa với đường nét rõ ràng và dễ nhìn hơn.  Đây là một thay đổi quan trọng đối với những người bị móm nặng, giúp họ có được ngoại hình ưa nhìn hơn, tăng cường sự tự tin trong giao tiếp xã hội.

- Cải thiện chức năng ăn nhai, phát âm: Sau khi chỉnh hàm móm, khớp cắn được điều chỉnh lại, cải thiện khả năng nhai, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, việc phát âm cũng trở nên rõ ràng hơn do hàm được đặt đúng vị trí, giúp cải thiện khả năng giao tiếp.

- Nâng cao sức khỏe răng miệng: Bằng cách điều chỉnh lại khớp cắn, phẫu thuật chỉnh hàm móm giúp phân bố lực nhai đều hơn, giảm nguy cơ hư hại cho răng và nướu, từ đó cải thiện sức khỏe răng miệng một cách tổng thể.

- Kết quả lâu dài: Chỉnh hàm móm mang lại kết quả bền vững nếu được thực hiện bởi bác sĩ có kỹ thuật tốt và tuân thủ cách chăm sóc đúng đắn sau phẫu thuật. Điều này giúp giảm thiểu đáng kể nhu cầu can thiệp chỉnh sửa trong tương lai.

- Tâm lý tự tin: Giúp những người từng gặp vấn đề hàm móm cảm thấy tự tin hơn trong cuộc sống. Họ không còn phải lo lắng về ngoại hình và có thêm động lực trong công việc, học tập đến các mối quan hệ cá nhân.

Chỉnh hàm móm giúp cân đối lại tỷ lệ khuôn mặt

Chỉnh hàm móm giúp cân đối lại tỷ lệ khuôn mặt

III/ Quy trình phẫu thuật hàm hô móm

Dưới đây là các bước cơ bản trong quy trình chỉnh hàm hô móm thực hiện bởi Dr. Richard Huy:

- Bước 1: Thăm khám và tư vấn với bác sĩ

Bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra tổng thể về tình trạng hàm mặt, khớp cắn và sức khỏe răng miệng của khách hàng. Đồng thời, bác sĩ lắng nghe mong muốn của khách hàng, giải thích về tình trạng hô/móm và đề xuất giải pháp chỉnh sửa phù hợp.

Thăm khám và tư vấn với bác sĩ

Thăm khám và tư vấn với bác sĩ

- Bước 2: Làm xét nghiệm kiểm tra sức khỏe

Trước khi tiến hành phẫu thuật, khách hàng sẽ thực hiện các xét nghiệm như: xét nghiệm máu, chụp X-quang và các xét nghiệm khác theo yêu cầu của bác sĩ. Mục đích của các xét nghiệm này là đảm bảo rằng khách hàng có đủ sức khỏe để chịu đựng cuộc phẫu thuật và giảm thiểu nguy cơ biến chứng.

- Bước 3: Hội chẩn và lập kế hoạch chỉnh sửa theo mô hình 3D

Khi đã có kết quả xét nghiệm và đánh giá sức khỏe, bác sĩ sẽ tiến hành hội chẩn cùng với các chuyên gia khác nếu cần. Kế hoạch chỉnh sửa chi tiết sẽ được lập ra dựa trên kết quả thăm khám lâm sàng.

Bác sĩ áp dụng công nghệ mô phỏng 3D AI Face-Design, cho phép bác sĩ và khách hàng có thể xem trước kết quả dự kiến của ca phẫu thuật. Mô hình 3D giúp xác định chính xác vị trí cần chỉnh sửa và đảm bảo rằng phẫu thuật diễn ra một cách chính xác và hiệu quả.

Bác sĩ hội chẩn trước khi lên kế hoạch chỉnh sửa

Bác sĩ hội chẩn trước khi lên kế hoạch chỉnh sửa

- Bước 4: Gây mê

Khách hàng được gây mê toàn thân để không cảm thấy đau hoặc khó chịu trong suốt quá trình phẫu thuật. Quá trình gây mê sẽ được thực hiện bởi một đội ngũ bác sĩ gây mê chuyên nghiệp, đảm bảo an toàn tuyệt đối.

- Bước 5: Phẫu thuật chỉnh hàm hô/móm

Bác sĩ sẽ tiến hành cắt và di chuyển xương hàm trên/dưới về vị trí mong muốn. Xương hàm sau đó được cố định lại bằng các ốc vít và khâu đóng một cách tỉ mỉ.

- Bước 6: Chăm sóc hậu phẫu và hẹn tái khám

Sau phẫu thuật, khách hàng được chuyển đến phòng hồi sức để theo dõi tình trạng sức khỏe. Trong giai đoạn này, bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ để phát hiện kịp thời bất kỳ biến chứng nào có thể xảy ra.

Sau khi xuất hiện, khách hàng sẽ được hướng dẫn cách chăm sóc vết mổ, chế độ ăn uống và các bài tập phục hồi chức năng. Bác sĩ sẽ lên lịch hẹn tái khám để kiểm tra tình trạng lành vết thương và theo dõi kết quả phẫu thuật.

IV/ Cách chăm sóc sau khi chỉnh hàm hô móm

Cách chăm sóc sau khi chỉnh hàm hô móm rất quan trọng để quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi, mang lại kết quả tốt nhất. Dưới đây là cách chăm sóc sau khi chỉnh hàm hô móm:

- Giữ vết mổ sạch sẽ bằng cách dùng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn để súc miệng nhẹ nhàng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

- Tránh chạm tay vào vết mổ, kể cả trong miệng, để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Nếu cần vệ sinh, hãy sử dụng bông tẩm dung dịch sát khuẩn hoặc nước muối.

- Ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa trong những ngày đầu sau phẫu thuật như cháo, súp, sữa, nước ép trái cây. Tránh các loại thức ăn cứng, dai, hoặc quá nóng/lạnh có thể gây tổn thương vùng hàm.

- Tránh nhai mạnh vì có thể làm ảnh hưởng đến vết mổ và xương hàm đang trong quá trình lành.

- Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ bao gồm các loại thuốc giảm đau và kháng viêm sau phẫu thuật. Khách hàng nên uống đúng liều lượng và thời gian được chỉ định để kiểm soát cơn đau và giảm sưng.

- Chườm đá trong 48 giờ đầu sau phẫu thuật để giảm sưng và làm dịu cơn đau. Chườm mỗi lần 15-20 phút, sau đó nghỉ 10-15 phút rồi lặp lại.

- Tránh vận động mạnh trong thời gian đầu sau phẫu thuật để tránh gây áp lực lên vùng hàm và vết mổ.

- Tránh hút thuốc và uống rượu vì chất kích thích có thể làm chậm quá trình lành vết thương và tăng nguy cơ nhiễm trùng, do đó nên tránh hoàn toàn trong ít nhất vài tuần sau phẫu thuật chỉnh hàm hô móm.

- Sử dụng bàn chải mềm để chải răng nhẹ nhàng, tránh chạm vào vùng phẫu thuật. Ngoài ra, nên sử dụng chỉ nha khoa và súc miệng bằng nước muối để làm sạch răng miệng.

- Nghỉ ngơi đầy để cơ thể có thời gian để hồi phục sau phẫu thuật, ngủ giấc và tránh các hoạt động nặng nhọc trong ít nhất 1-2 tuần đầu. Khi ngủ nên nâng cao đầu để giảm sưng.

- Tuân thủ lịch hẹn tái khám để bác sĩ kiểm tra quá trình hồi phục và xử lý kịp thời nếu có vấn đề phát sinh.

- Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như sưng tấy kéo dài, đau nhức không giảm, sốt cao, hoặc chảy máu nhiều, bệnh nhân cần liên hệ ngay với bác sĩ.

Bác sĩ thăm khám cho khách hàng sau khi phẫu thuật

Bác sĩ thăm khám cho khách hàng sau khi phẫu thuật

V/ Thắc mắc thường gặp về chỉnh hàm hô móm

1. Chỉnh hàm hô móm có đau không?

Trong quá trình phẫu thuật chỉnh hàm hô móm, khách hàng sẽ không cảm thấy đau vì đã được gây mê toàn thân. Sau phẫu thuật, khách hàng thường cảm thấy đau, sưng, bầm tím nhẹ vùng mặt và hàm trong khoảng 1 tuần đầu. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau và hướng dẫn chườm lạnh, chườm ấm để kiểm soát cơn đau.

2. Chỉnh hàm hô móm có nguy hiểm không?

Chỉnh hàm hô móm không nguy hiểm nếu được thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín, có bác sĩ chuyên khoa giỏi và trang thiết bị hiện đại. Tuy nhiên, như bất kỳ một ca phẫu thuật nào, việc chỉnh hàm cũng có thể tiềm ẩn một số rủi ro nhỏ như: nhiễm trùng, chảy máu, tổn thương dây thần kinh, sai lệch khớp cắn…

Để giảm thiểu rủi ro, khách hàng nên lựa chọn cơ sở y tế có giấy phép hoạt động, bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại. Đồng thời sau phẫu thuật, cần tuân thủ nghiêm túc các hướng dẫn của bác sĩ về chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng và dùng thuốc.

3. Phẫu thuật hàm hô móm bao lâu ổn định?

Thông thường, quá trình hồi phục sau phẫu thuật chỉnh hàm hô móm được chia thành các giai đoạn như sau:

- Giai đoạn 1 (1-2 tuần): Trong khoảng 1-2 tuần đầu sau phẫu thuật, sưng và đau là hiện tượng phổ biến. Sưng sẽ đạt đỉnh điểm trong 2-3 ngày đầu tiên và bắt đầu giảm dần sau đó. Cơn đau sẽ được kiểm soát bằng thuốc giảm đau do bác sĩ kê đơn.

- Giai đoạn 2 (2-4 tuần): Hiện tượng sưng giảm dần, có thể bắt đầu ăn các thức ăn mềm và khách hàng có thể cảm nhận khuôn mặt dần trở lại bình thường.

- Giai đoạn 3 (4-6 tuần): Xương hàm bắt đầu liền lại, khách hàng có thể ăn uống gần như bình thường. Tuy nhiên, cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để không gây áp lực quá lớn lên vùng hàm.

- Giai đoạn 4 (6 tháng trở lên): Sau khoảng 6 tháng đến 1 năm, xương hàm sẽ ổn định hoàn toàn và khách hàng có thể ăn uống, sinh hoạt như bình thường.

4. Phẫu thuật hàm hô móm có để lại sẹo không?

Phẫu thuật chỉnh hàm hô móm thường không để lại sẹo, vì các vết mổ thực hiện bên trong khoang miệng, ở vị trí nướu, gần chân răng. Do đó, những vết mổ này không nhìn thấy từ bên ngoài và không để lại sẹo trên mặt nên khách hàng không cần lo lắng về vấn đề này.

Trong một số trường hợp đặc biệt hoặc ca phẫu thuật phức tạp, có thể cần can thiệp từ bên ngoài nên sẽ có nguy cơ để lại sẹo nhỏ. Tuy nhiên, bác sĩ thường cố gắng tối ưu vị trí mổ và áp dụng kỹ thuật khâu hiện đại để giảm sẹo.

Chỉnh hàm hô móm không còn ca là phẫu thuật quá khó khăn. Với sự phát triển mạnh mẽ của y khoa thẩm mỹ, bạn hoàn toàn có thể sở hữu hàm răng đều đẹp. Hãy tìm đến bác sĩ răng hàm mặt uy tín để được tư vấn và chỉnh sửa một cách tốt nhất.

Gọi tư vấn Đặt lịch tư vấn