Ngày đăng: 21-05-2021 | Lần cuối cập nhật : 22-05-2021
Mất 30 giây để đọc
Chế độ chăm sóc là điều thực sự cần thiết đối với bệnh nhân sau khi trải qua quá trình phẫu thuật. Vì ở giai đoạn này, vết thương rất dễ bị nhiễm trùng nếu không được vệ sinh tốt. Điều này có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh, làm kéo dài thêm thời gian hồi phục.
Trong đó khách hàng cần biết phải tránh những thực phẩm nào không nên ăn và chăm sóc vệ sinh vết thương như thế nào để không có sẹo, viêm nhức khó chịu. Nếu 2 điều này thực hiện không tốt rất dễ xảy ra những biến chứng nguy hiểm dưới đây:
♦ Viêm sưng, mưng mủ: Do quá trình vệ sinh không sạch sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn sản sinh, làm vết thương mưng mủ đau đớn.
♦ Nhiễm trùng, hoại tử: Đây là biến chứng xảy ra do quá trình vệ sinh không đảm bảo khiến vùng da bị tổn thương nhiễm trùng, nặng hơn có thể gây hoại tử và bắt buộc phải tháo bỏ miếng độn.
♦ Miếng độn cằm bị lệch khỏi vị trí ban đầu: Do một số tác động như sờ nắn, hoạt động quá mạnh trong quá trình hồi phục vết thương và làm cằm bị lệch. Từ đó ảnh hưởng đến kết quả sau phẫu thuật.
♦ Hình thành sẹo lồi, màu sắc loang lổ: Chế độ ăn uống “vô tội vạ” sẽ là nguyên nhân khiến vết thương hình thành sẹo lồi xấu xí, hoặc màu vết sẹo loang lổ, không đều màu.
Tùy thuộc vào từng phương pháp độn cằm, mà khoảng thời gian phải lưu lại viện theo dõi sau khi thực hiện thủ thuật là khác nhau, nhưng thông thường nhiều nhất là sau 2 đến 3 ngày bạn có thể trở về và chăm sóc tại nhà.
Trong khoảng 5 ngày đầu sau phẫu thuật, tình trạng sưng tấy và đau nhức có thể sẽ lan toàn bộ gương mặt. Đây là những triệu chứng hoàn toàn bình thường và bạn không cần phải quá lo lắng.
Bạn có thể uống thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ để giảm đau, chống viêm nhiễm. Hoặc trong thời gian này bạn cũng có thể chườm đá lạnh để giảm sưng phù nề hiệu quả.
Ngoài ra, bạn nên vệ sinh vết thương bằng dung dịch rửa chuyên dụng nhưng lưu ý không được tự ý tháo mở băng ép cố định cằm.
Vì điều này có thể làm ảnh hưởng tới vị trí của miếng độn, nguy hiểm hơn là lệch cằm. Lưu ý lúc thay băng ép không để tay tiếp xúc trực tiếp với mặt trong miếng băng ép.
Tiếp đó, bạn hãy súc miệng bằng nước muối tránh dùng bàn chải làm tổn thương niêm mạc, thực hiện mỗi ngày 2 lần.
Mọi thao tác thực hiện bạn cần phải làm theo đúng như sự hướng dẫn của bác sĩ, để tránh gây ra những sai lầm đáng tiếc.
Chất dinh dưỡng chiếm 1 phần thiết yếu trong quá trình chữa lành vết thương sau phẫu thuật. Vì vậy, để có một thực đơn phù hợp và khoa học, bạn cần lưu ý những điều dưới đây:
♦ Tăng cường bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể, ít nhất 2 lít/ngày
♦ Trong 2 tuần đầu nên ăn những thực phẩm dễ nhai, mềm như: Cháo, các đồ xay, sữa, ...
♦ Nên lựa chọn những thực phẩm giàu đạm vào thực đơn hàng ngày như: Thịt lợn, cá rô phi, cá lóc, cá chép, đậu phụ, sữa, phô mai, sữa chua,...
♦ Trong mỗi bữa ăn không được thiếu chất xơ từ rau củ quả. Một số loại rau xanh giúp vết thương hồi phục nhanh như: Rau cải bắp, rau ngót, rau dền, súp lơ xanh. Một số loại trái cây giàu vitamin A, C như: Ớt chuông, táo, cam, bưởi,..
Như vậy bạn đã biết cần ăn những thực phẩm nào để tốt để vết thương nhanh lành. Ngoài ra, cũng cần phải biết thêm những lưu ý độn cằm dưới đây trong quá trình chăm sóc hồi phục:
♦ Thực phẩm gây viêm mưng mủ: Đồ nếp
Đây là loại thức ăn được được người châu Á rất ưa chuộng, đặc biệt là đối với người Việt Nam kể tên như: Bánh nếp, xôi, bánh chưng,...
Tuy nhiên chúng không thật sự tốt đối với những người với mới phẫu thuật. Bởi tính nóng trong đồ nếp khiến vết thương dễ bị viêm và mưng mủ. Vì vậy, bạn không nên tiêu thụ loại thực phẩm này nếu như muốn cằm đẹp nhanh chóng.
♦ Thực phẩm gây ngứa, kích ứng: Đồ tanh hải sản, thịt gà.
♦ Thực phẩm để sẹo: Rau muống
Theo quan niệm dân gian, ăn rau muống sẽ khiến vết thương có sẹo lồi, kích thích sản sinh tế bào mới lộ rõ phần thịt. Vì vậy nên tránh xa loại thực phẩm này trong chế độ dinh dưỡng của bạn.
♦ Chất kích thích, đồ uống có cồn
Khi sử dụng những loại thực phẩm khiến bạn sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút dẫn đến thời gian hồi phục vết thương trở nên lâu hơn.
♦ Tránh các tư thế làm ảnh hưởng đến dáng cằm: Nằm sấp người, chống cằm, tác động mạnh vào cằm, cúi đầu, nằm dốc đầu,...
♦ Hạn chế cử động cơ mặt mạnh: Cười to, nói quá lớn, nhai thức ăn cứng, há miệng to,..
♦ Mang đai định hình và quấn băng ép theo đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ
♦ Không đi bơi hay xông hơi trong vòng một tháng để tránh nước gây nhiễm trùng vết thương.
♦ Trong ánh nắng mặt trời có chứa nhiều tia cực tím không tốt cho vết thương. Vì vậy, nên hạn chế ra ngoài, hoặc nếu bắt buộc thì phải đeo khẩu trang bảo vệ gương mặt.
♦ Hạn chế trang điểm, sử dụng kem phấn nền trong thời gian này để tránh làm nhiễm trùng vết thương.
Hi vọng với bài viết trên đây, bạn đã biết cách chăm sóc sau độn cằm thế nào cho đúng. Từ đó giúp vết thương hồi phục nhanh chóng, hạn chế những biến chứng không mong muốn xảy ra. Nếu bạn muốn biết thêm nhiều thông tin hữu ích về thẩm mỹ, hãy truy cập vào website: https://richardhuy.com/ để được hỗ trợ tốt nhất.