Top 5 biến chứng nguy hiểm nhất sau độn cằm chắc chắn bạn phải biết. 

Ngày đăng: 25-05-2021 | Lần cuối cập nhật : 25-05-2021

Mất 30 giây để đọc

Biến chứng của độn cằm là mối bận tâm của rất nhiều người, khi có ý định phẫu thuật hoặc tìm hiểu về phương pháp này. Vậy có những nguy hiểm gì có thể xảy ra sau khi độn cằm? Hãy cùng Dr. Richard Huy điểm qua 5 biến chứng thường gặp qua bài viết ngay sau đây. 

1. Các biến chứng của độn cằm có thể thể xảy ra sau khi thực hiện

Độn cằm mang lại sự thay đổi lớn về đường nét giúp gương mặt thu hút hấp dẫn hơn. Nhưng bên cạnh đó, phương pháp này cũng tiềm ẩn những rủi ro không mong muốn có thể xảy ra. Trong đó, phải kể đến một số những tình trạng như sau: 

1.1 Cằm bị bầm tím, tụ máu

Phần cằm là nơi tập trung rất nhiều các mạch máu nhỏ, vì vậy khi có động chạm dao kéo khiến các mô cơ bị tổn thương dẫn đến tình trạng bầm tím, tụ máu. Đây là một hiện tượng bình thường sau phẫu thuật mà bạn không cần phải quá lo lắng.

Cằm bị bầm tím, tụ máu

Cằm bị bầm tím, tụ máu

Triệu chứng này sẽ kéo dài trong 3 đến 5 ngày đầu sau đó sẽ được giảm dần. Tuy nhiên nếu như tình trạng này kéo dài quá 10 ngày, bạn cần đến gặp bác sĩ để được xử lý tránh để vết thương bị xuất huyết máu rất nguy hiểm. 

1.2 Nhiễm trùng vết thương

Nhiễm trùng xảy ra là do vi khuẩn xâm nhập vào vết thương, nguyên nhân chính là do quá trình chăm sóc vệ sinh vết thương chưa đúng cách.

Tình trạng này sẽ đi kém với những biểu hiện như: Sốt, chảy dịch vàng hoặc xanh lá cây kèm theo đau sưng nhức hoặc đỏ tấy kéo dài. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây hoại tử da, viêm mô tế bào toàn thân hoặc nhiễm khuẩn huyết.

Cằm bị nhiễm trùng

Vì vậy, để phòng tránh nhiễm trùng bạn hãy chú ý tới chế độ chăm sóc sau phẫu thuật. Điều này là yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả thành công của cuộc phẫu thuật. 

1.3 Tổn thương dây thần kinh

Vùng cằm là nơi tập trung nhiều dây thần kinh trên gương mặt. Vì vậy nếu như không thực hiện chính xác rất dễ làm tổn thương tới các dây thần kinh.

Trong đó, một số biểu hiện gặp phải như: méo mặt, tê buốt răng, mất cảm giác ăn uống gây khó khăn trong việc nhai cắn. Cần hết sức cẩn thận với biến chứng này, vì khi xảy ra cần mất rất nhiều thời gian để điều trị và ảnh hưởng tới sức khỏe. 

Gây tổn thương tới các dây thần kinh.

Gây tổn thương tới các dây thần kinh.

1.4 Để lại sẹo

Một số bác sĩ có kỹ thuật khâu vết thương không được khéo léo. Hay trong quá trình chăm sóc, rất có thể bệnh nhân ăn phải những thực phẩm gây viêm sẹo, điều này dẫn đến trường hợp để lại những dấu tích sau phẫu thuật. 

1.5  Biến chứng do thuốc gây mê khi phẫu thuật

Trước khi phẫu thuật, các bác sĩ sẽ tiến hành gây mê tạo cảm giác thoải mái cho bệnh nhân. Tuy nhiên đối với một số người do cơ thể có phản ứng lại với thuốc gây mê với các biểu hiện như: Sốc phản vệ, co thắt tim, chóng mặt, buồn nôn. 

Thuốc gây mê gây tróng mặt buồn nôn

Thuốc gây mê gây tróng mặt buồn nôn

Những điều này xảy ra là do cơ sở thẩm mỹ không thăm khám toàn diện sức khỏe của bệnh nhân và test thuốc mê trước khi phẫu thuật. 

2. Các nguyên nhân khiến cho độn cằm để lại biến chứng

Hầu hết khi khách hàng phẫu thuật tại những cơ sở thẩm mỹ không đảm bảo chất lượng, tỷ lệ xảy ra biến chứng như trên là rất cao. Dưới đây là 4 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này: 

♦ Kỹ thuật xử lý của bác sĩ kém 

Bác sĩ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến thành công của ca phẫu thuật. Nếu như phần xử lý cắt rạch không được chính xác rất dễ có thể ảnh hưởng tới mô xung quanh vết thương hoặc có thể để lại sẹo sau phẫu thuật.

Kỹ thuật xử lý của bác sĩ không được tốt 

Kỹ thuật xử lý của bác sĩ không được tốt

Vì vậy, bạn nên ưu tiên lựa chọn bác sĩ có trình độ chuyên môn cao cũng như kinh nghiệm dày dặn để thực hiện cho mình. 

♦ Do máy móc, dung cụ không đảm bảo

Khi tiến hành thực hiện tại những trung tâm không an toàn, tất nhiên sẽ không đủ dụng cụ máy móc hiện đại để phục vụ cho ca phẫu thuật. Điều này gây khó khăn trong quá trình xử lý vết thương và đo đạc tỷ lệ vùng cằm. 

♦ Chất liệu tiêm và vật liệu độn không đảm bảo

Hiện nay có 3 chất liệu độn được đưa vào trong độn cằm như: Silicon, Gore - Tex, Medpor.. Mỗi chất liệu có ưu nhược điểm khác nhau, phù hợp với từng đối tượng nhất định.

Chất liệu tiêm và vật liệu độn không đảm bảo

Chất liệu tiêm và vật liệu độn không đảm bảo

Chính vì thế trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe toàn diện và lựa chọn miếng độn phù hợp với cơ thể của khách hàng. Ngược lại khi khách hàng phẫu thuật tại cơ sở có quy trình không đảm bảo, nguy cơ làm xảy ra tình trang đào thải miếng độn là rất cao. 

♦ Chăm sóc sau hậu phẫu sai cách

Một nguyên nhân nữa cũng có thể gây ra biến chứng nguy hiểm sau độn cằm, đó là quá trình chăm sóc hậu phẫu sai cách, trong đó bao gồm chế độ dinh dưỡng và vệ sinh vết thương.

Chăm sóc sau hậu phẫu sai cách gây nguy hiểm

Chăm sóc sau hậu phẫu sai cách gây nguy hiểm

Thời gian đầu sau phẫu thuật, các mô và xương ở cằm rất dễ bị tổn thương. Vì thế bạn cần lên kế hoạch chăm sóc tốt, cần kiêng thức ăn, vệ sinh như thế nào để không làm nhiễm trùng và ảnh hưởng tới quá trình hồi phục. 

3. Các lưu ý giúp phòng tránh biến chứng 

Để hạn chế tối đa những biến chứng xảy ra sau phẫu thuật, bạn có thể lưu ý một vài tip quan trọng dưới đây: 

a) Chọn địa chỉ thẩm mỹ uy tín

Bạn có thể yên tâm khi thực hiện phẫu thuật tại những cơ sở thẩm mỹ uy tín, tỷ lệ thành công của độn cằm là rất cao. Nên trước khi có quyết định cải thiện lại nhan sắc của mình, hãy tìm hiểu thật kỹ những thông tin liên quan đến trung tâm để có quyết định chính xác.

Việc tìm kiếm và đánh giá  là không hề đơn giản, vì thế bạn có thể tham khảo những tiêu chí dưới đây để lựa chọn:

  • Trình độ bác sĩ phẫu thuật tại trung tâm: Một bác sĩ giỏi cần có đầy đủ giấy phép hoạt động và có kỹ thuật xử lý chính xác. Ngoài ra, bạn nên ưu tiên những bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong thẩm mỹ hàm, mặt để cằm lên đẹp tự nhiên. 
Chọn địa chỉ thẩm mỹ uy tín

Chọn địa chỉ thẩm mỹ uy tín

  • Cơ sở máy móc: Tất cả các thiết bị hỗ trợ cho ca phẫu thuật phải đảm bảo tiêu chuẩn của bộ y tế. Ngoài ra, phải không ngừng cập nhật những trang thiết bị hiện đại đi kịp xu hướng của thế giới. 
  • Quy trình phẫu thuật cần được đáp ứng theo tiêu chuẩn của bộ y tế và được công khai rõ ràng trên các phương tiện thông tin đại chúng. 

b) Chăm sóc hậu phẫu đúng cách

Bạn cần lưu ý những điều dưới đây để có một chế độ chăm sóc đúng cách: 

♦ Chế độ vệ sinh: 

  • Chú ý vệ sinh răng bằng nước muối hoặc nước súc miệng để làm sạch, tránh sử dụng bàn chải làm rách niêm mạc khâu. 
Chăm sóc hậu phẫu đúng cách

Chăm sóc hậu phẫu đúng cách

  • Sử dụng dung dịch rửa y tế để làm sạch vết thương, tuyệt đối không nước rửa vì có thể gây nhiễm trùng. 
  • Chú ý cách thay băng đai theo hướng dẫn của bác sĩ để không làm ảnh hưởng tới dáng cằm đồng thời ngăn không cho vi khuẩn phát triển. 

♦ Chế độ dinh dưỡng: 

  • Bổ sung những thực phẩm giàu chất đạm từ sữa, thịt lợn, phô mai, các loại hạt đậu,.. rất tốt cho quá trình trao đổi chất và hồi phục vết thương. 
  • Trong thực đơn hàng ngày nên có nhiều chất xơ từ các loại rau xanh: Rau ngót, cải bắp, mướp, giá đỗ,... Những loại thực phẩm này hỗ trợ cho quá trình tái tạo lại tế bào mới trên da đồng thời bổ sung thêm một lượng khoáng chất cần thiết như vitamin A, B,C cho cơ thể. 
Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

  • Uống đủ mỗi ngày 2 lít nước. 
  • Tránh ăn thịt bò, trứng gà vì có thể để lại vùng da loang lổ sau khi hồi phục hoàn toàn. 
  • Tránh ăn rau muống nếu như không muốn có sẹo lồi trên gương mặt. 
  • Vết thương rất dễ bị viêm sưng, ngứa ngáy khó chịu khi bạn tiêu thụ các đồ hải sản. Vì vậy không nên ăn những thực phẩm trong thời gian này. 
  • Đồ uống có cồn, chất kích thích cũng tuyệt đối không được ăn trong thời gian hồi phục vết thương.

♦ Chế độ vận động: 

  • Bạn cần không nên có những tư thế như chống cắm, cúi đầu, nằm sấp,... vì nó có thể làm lệch dáng cằm sau phẫu thuật.
  • Trong thời gian 3 đến 5 ngày đầu, cơ thể sẽ có phản ứng đau nhức, sưng tấy tại vùng cằm vì vậy bạn có thể sử dụng đá chườm hoặc thuốc kháng sinh để giảm đau. 
  • Tuyệt đối không đi bơi hay để nước rơi vào vết mổ vì điều này có thể khiến vết thương bị nhiễm trùng. 
  • Vận động nghỉ ngơi nhẹ nhàng, giữ tinh thần thoải mái để rút ngắn thời gian hồi phục, vết thương nhanh lành. 

Hi vọng với những kiến thức chia sẻ trên đây từ Dr. Richard Huy, bạn đã không còn lo lắng về những biến chứng của độn cằm, qua đó có thể bỏ túi thêm cho mình những cách phòng tránh hiệu quả. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn, thắc mắc hãy liên hệ với Dr. Richard Huy qua số hotline:19000 66666 để được hỗ trợ tốt nhất

Kết quả phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người (*)
Gọi tư vấn ✎ Đặt lịch tư vấn
Viber Zalo Youtube Đăng ký tư vấn