Ngày đăng: 04-06-2021 | Lần cuối cập nhật : 04-06-2021
Mất 30 giây để đọc
Thành phần chính của Filler là acid Hyaluronic, chúng được tìm thấy trong dịch khớp của cơ thể người. Hợp chất này có tác dụng bôi trơn mô mềm, phủ trên bề mặt sụn khớp và được tổng hợp bởi tế bào sụn.
Vì vậy sau khi tiêm vào cơ thể, Filler dễ dàng tương thích và liên kết với các tế bào tạo thành khối mô, giúp làm đầy và định hình vùng khuyết lõm trên cằm.
Mặc dù phương pháp này có kỹ thuật đơn giản và Filler dễ dàng tương thích với cơ thể, nhưng vẫn có thể xảy ra tình trạng đau nhức bầm tím sau tiêm. Nhưng thường các phản ứng chỉ kéo dài trong khoảng 2-3 tiếng khi tiêm.
Đây là những triệu chứng hoàn toàn bình thường và không gây ra nguy hiểm, nhưng lại mang đến cảm giác khó chịu cho người bệnh.
Do đó, bạn có thể áp dụng một số mẹo nhỏ để giảm cảm giác này như: Chườm đá lạnh, sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ, chườm nóng,..
Tuy nhiên, nếu như tình trạng này kéo dài dai dẳng từ 3 ngày trở lên kèm theo: đau nhức râm ran, vết thương sưng tấy mưng mủ, xuất hiện mùi hôi ở vùng tiêm.
Nguyên nhân làm xảy ra tình trạng này có thể do bạn đã sử dụng Filler kém chất lượng, tiêm quá liều lượng hoặc chăm sóc sai cách. Vì vậy, khi gặp trường hợp này bạn cần đến ngay trung tâm thẩm mỹ uy tín để được xử lý kịp thời.
Như đã nói ở trên, tình trạng sưng bầm tím sau tiêm là hoàn toàn bình thường và bạn không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên nếu như sưng đau không thuyên giảm và gây nguy hiểm rất có thể do những nguyên nhân sau đây:
Mặc dù acid Hyaluronic dễ dàng thích ứng với cơ thể, nhưng trong Filler còn có thêm một số thành phần khác. Điều này khiến cho một số người có thể bị kích ứng sau khi tiêm Filler, dẫn đến tình trạng bầm tím và sưng sau tiêm.
Nếu như tình trạng không có dấu hiệu thuyên giảm, bác sĩ bắt buộc phải lấy Filler ra để đảm bảo cho sức khỏe của bệnh nhân.
Thông thường lượng Filler cằm mà cơ thể cần từ 1-2 cc. Nếu tiêm thừa lượng Filler khiến cho da bị căng quá mức, các mao mạch bị chèn ép dẫn đến tình trạng thường thấy là bầm tím, sưng tấy lan rộng ra toàn mặt.
Hiện nay, Bộ Y Tế đã nghiêm cấm sử dụng các loại Filler ”rởm” không có xuất xứ. Nhưng nhiều cơ sở thẩm mỹ nhỏ lẻ vẫn bất chấp tiêu thụ những sản phẩm này, chỉ vì mục đích lợi nhuận.
Điều này gây ra rất nhiều hậu quả đáng tiếc, làm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của khách hàng. Trong đó phải kể đến một số biến chứng như: Chất làm đầy bị chảy ra ngoài, nhiễm trùng, tổn thương mạch máu, phát ban, bầm tím và hoại tử.
Kỹ thuật của bác sĩ thiếu chính xác hoặc đơn giản sử dụng mũi tiêm kích thước không phù hợp, cũng gây tác động tới động mạch khiến cho gương mặt xuất hiện bầm tím và đau nhức.
Ban đầu những biểu hiện này chỉ có ở vị trí tiêm nhưng sau đó vết bầm, sưng sẽ lan dần toàn gương mặt nếu như không được điều trị và chăm sóc đúng cách. Vì vậy, bạn cần cân nhắc tìm hiểu kỹ về bác sĩ phẫu thuật để tránh tình trạng không mong muốn này xảy ra.
Để giảm thiểu tình trạng này bạn hoàn toàn có thể áp dụng theo những cách ngăn ngừa dưới đây:
Một trong những nguyên nhân làm xảy ra bầm tím và đau nhức là do thực hiện tại những cơ sở thẩm mỹ kém chất lượng. Vì vậy trước khi có ý định tân trang nhan sắc hãy cân nhắc tìm hiểu thật kỹ để chọn mặt gửi vàng.
Tại những địa chỉ uy tín, bạn sẽ được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn cao kỹ thuật chính xác, chất lượng của Filler được đảm bảo từ đó hạn chế được tối đa những biến chứng xảy ra.
Nếu còn chưa biết cơ sở tiêm Filler nào an toàn thì Dr. Richard Huy là một gợi ý hay dành cho bạn. Đây là một trong những địa chỉ an toàn và uy tín bậc nhất trong cả nước.
Khi thực hiện tiêm Filler tại đây, khách hàng sẽ được trực tiếp bác sĩ Richard Huy tiến hành điều trị. Tại đây sẽ đảm bảo sử dụng Filler chất lượng cao được nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ, Hàn Quốc. Cùng với đó là môi trường thiết bị hiện đại đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
Nếu bạn muốn được tìm hiểu kỹ hơn hãy liên hệ qua hotline: 19000 66666 để được Dr. Richard Huy tư vấn trực tiếp.
♦ Vệ sinh sau tiêm Filler
♦ Tránh để da tiếp xúc với nhiệt độ quá cao
Nếu như bạn tiếp xúc quá lâu trong nhiệt độ cao như: Ánh nắng mặt trời, phòng xông hơi có thể làm cho chất lượng của Filler bị giảm đi đáng kể. Lúc này Filler sẽ khó làm đầy và định hình được vùng cằm.
Vì thế bạn nên sử dụng thêm kem chống nắng dành cho da nhạy cảm khi đi ra ngoài và tuyệt đối không tới những nơi có nhiệt độ cao.
♦ Tránh tác động mạnh lên khu vực tiêm
Mặc dù kỹ thuật tiêm Filler không có tác động sâu làm tổn thương trên da, nhưng chất làm đầy này cần có thời gian để định hình.
Những tác động quá mạnh như chống cằm, cúi đầu,... có thể làm lệch đi dáng cằm. Ngoài ra, bạn cũng không nên úp mặt, ngủ nằm nghiêng vì sẽ làm ảnh hưởng tới kết quả thẩm mỹ.
Bạn không nên tác động trực tiếp hoặc tạo áp lực lên khu vực cằm như: Đeo kính nặng, khẩu trang chật có thể làm sai lệch tới vùng tạo hình Filler.
♦ Chế độ dinh dưỡng
Trong thời gian hồi phục vết thương, bạn nên bổ sung thêm nhiều trái cây và rau củ. Những thực phẩm này chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất giúp cho da mềm mịn và góp phần làm lành vết thương nhanh hơn.
Ưu tiên sử dụng những thức ăn mềm, tránh loại quá cứng dai phải nhai nhiều. Điều này giúp hạn chế việc định hình của Filler lên dáng cằm.
Ngoài ra, bạn cần tránh ăn những loại thức ăn làm viêm ngứa vùng vết thương như: Hải sản và đồ nếp, thịt bò, thịt gà. Tốt nhất tuyệt đối không được tiêu thụ bia rượu, chất kích thích trong thời gian hồi phục sau tiêm.
Thực hiện chế độ dinh dưỡng theo chỉ dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả, vết thương lành nhanh chóng.
Tiêm cằm bị bầm tím là tình trạng không quá nguy hiểm sau tiêm khi Filler. Tuy nhiên, nếu như kéo dài lâu bạn cần tới gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời. Theo đó, hi vọng với những kiến thức trên đây bạn đã biết cách phòng tránh để hạn chế được tình trạng bầm tím sau tiêm. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc muốn tìm hiểu thêm về tiêm cằm Filler, hãy liên hệ với Dr. Richard Huy để được tư vấn.