Phẫu thuật cắt tuyến vú là gì? Hiệu quả mang lại sau khi cắt tuyến vú và cách chăm sóc sau phẫu thuật

Ngày đăng: 02-03-2021 | Lần cuối cập nhật : 06-05-2021

Mất 30 giây để đọc

Cắt tuyến vú là phương pháp phẫu thuật loại bỏ một bên ngực, được thực hiện đối với những bệnh nhân điều trị ung thư vú. Phương pháp này ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại không chỉ giúp khách hàng loại bỏ được các ảnh hưởng không mong muốn đối với sức khỏe mà còn giúp hiệu quả thẩm mỹ vòng 1 thu về được cao hơn. Để hiểu hơn về phương pháp tiên tiên này mời bạn đọc cùng đến với bài viết chia sẻ về phẫu thuật cắt tuyến vú dưới đây.

1. Phẫu thuật cắt tuyến vú là gì?

Phẫu thuật cắt tuyến vú là phương pháp được sử dụng chuyên trong việc điều trị các bệnh nhân bị ung thư vú. Để thực hiện phương pháp này bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ vú và các mô xung quanh để loại bỏ triệt để các nhân tố gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe chủ thể. 

 

Cắt tuyến vú là phương pháp được sử dụng dành cho người bị ung thư vú

Trước đây phương pháp cắt bỏ tuyến vú này thường được sử dụng cho những bệnh nhân bị ung thư vú. Khi sử dụng phương pháp này thì các hạch bạch huyết, một số cơ ngực ở dưới vú và toàn bộ vú sẽ được cắt bỏ hoàn toàn.Tuy nhiên, với sự phát triển của y học và khoa học công nghệ hiện nay thì bệnh nhân bị ung thư vú lại có thêm nhiều lựa chọn hơn. 

Ví dụ như phương pháp bóc tách khối u - phương pháp này được ứng dụng nhằm loại bỏ khối u và các vùng mô xung quanh mà không phải cắt bỏ một bên vú. 

Bên cạnh đó các phương pháp điều trị bảo tồn vú ít xâm lấn cũng đã bắt đầu xuất hiện và được kiểm chứng cao về độ an toàn.

2. Các phương pháp và kỹ thuật được sử dụng trong cắt bỏ tuyến vú 

a) Phẫu thuật cắt bỏ vú toàn phần

Phẫu thuật cắt bỏ vú toàn phần là phương pháp cắt bỏ vú đơn giản. Thực hiện phương pháp này bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ toàn bộ bên vú, phần cắt này sẽ bao gồm cả núm vú của khách hàng. Bên cạnh đó, các hạch bạch huyết, các tuyến trong hệ thống miễn dịch của cơ thể tại khu vực cũng được loại bỏ khỏi nách.

Phương pháp cắt bỏ vú toàn phần giúp hạn chế tối đa sự xâm lấn của tế bài ung thư

Phương pháp này được áp dụng cho các trường hợp ung thư giai đoạn nhẹ, các tế bào ung thư chưa bị lan khu vực xưng quanh vú và những người đang thực hiện cắt bỏ tuyến vú dự phòng. Phương pháp này được sử dụng để ngăn ngừa các nguy cơ mắc bệnh ung thư hơn. 

b) Phẫu thuật cắt bỏ vú một phần (Partial Mastectomy)

Cắt bó vú một phần là phương pháp dành cho những người mắc bệnh ung thư vú giai đoạn I và II. Sử dụng phương pháp này các khối vu và các mô xung quanh khối u đều sẽ được loại bỏ nhưng vú vẫn được giữ lại. 

Phương pháp phẫu thuật này thường được thực hiện theo sau phương pháp xạ trị. Tại các mô vú bác sĩ sẽ sử dụng các tia X để chiếu vào và loại bỏ các tế bào ung thư, ngăn khả năng lây lan và tái phát của chúng.

Phẫu thuật cắt bỏ vú một phần bao gồm 2 loại đó là:

  • Phẫu thuật cắt bỏ khối u: cắt bỏ khối u cùng với các vùng nhỏ bao quanh khối u.
  • Phẫu thuật cắt bỏ một phần: cắt bỏ khối u và nhiều mô vú hơn.

Trong một số trường hợp, sau khi bệnh nhân tiến hành cắt bỏ vú một phần vẫn phải thực hiện các ca phẫu thuật khác. Nếu nhận thấy các tế bào ung thư vẫn còn tồn tại bên trong mô vú thì có thể bạn sẽ phải cắt bỏ toàn bộ vú. 

c) Phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú dự phòng

Cắt bỏ tuyến vú dự phòng (Preventive Mastectomy) là phương pháp tiên tiến được ứng dụng trong việc phòng ngừa các tế bào ung thư. Phương pháp này thường được dành cho những người đang có nguy cơ cao mắc ung thư vú bằng cách phẫu thuật loại bỏ mô vú.

Các nghiên cứu thực tế đã chỉ ra rằng những người sau khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú dự phòng có thể loại bỏ tới 90% nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.

Phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú dự phòng

Thông thường để đảm bảo tốt hơn và ngăn ngừa các nguy cơ xâm lấn bác sĩ thường sẽ khuyên bệnh nhân nên cắt bỏ toàn bộ vú ( vú và núm vú). Thậm chí, trong nhiều trường hợp bệnh nhân còn phải cắt bỏ cả hai tuyến vú.

Bên cạnh đó cũng có nhiều bệnh nhân bị ung thư vú cũng lựa chọn phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú dự phòng để hạn chế khả năng tái phát của bệnh ung thư. 

Nếu có mong muốn tái tạo vú ngay sau khi thực hiện phẫu thuật cắt tuyến vú thì bạn có thể thực hiện được. 

4. Quy trình tiến hành phẫu thuật cắt tuyến vú

Cắt tuyến vú là phương pháp phẫu thuật đòi hỏi độ chính xác cao, toàn bộ quá trình phẫu thuật sẽ được thực hiện theo bác bước sau:

Bước 1: Bác sĩ thăm khám và tư vấn trực tiếp

Trước khi đi vào các ca phẫu thuật bác sĩ thường sẽ đến gặp trực tiếp bệnh nhân để lắng nghe tâm tư và mong muốn của bệnh nhân. Từ đó bác sĩ có thể đưa ra các lời khuyên cũng như động viên giúp tinh thần bệnh nhân ổn định và bớt lo lắng hơn. 

Bước 2: Tiến hành xét nghiệm

Để ca phẫu thuật diễn ra an toàn thành công, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm, chụp CT cắt lớp để xem bệnh nhân có đáp ứng tốt các yêu cầu mà phương pháp phẫu thuật đặt ra. Bước thứ 2 này có vai trò rất quan trọng bởi nó quyết định phương án phẫu thuật cũng như kết quả của ca phẫu thuật. 

Toàn bộ quy trình phẫu thuật cắt tuyến vú

Bước 3: Bác sĩ sẽ tiến hành gây mê và phẫu thuật

Trước khi bắt đầu ca phẫu thuật bác sĩ sẽ tiến hành gây mê và gây tê để hạn chế cảm giác đau đớn, sợ hãi của bệnh nhân. Sau khi đã gây mê ekip bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp kỹ thuật để loại bỏ tuyến vú mang bệnh. Cuối cùng sẽ cố định vết mổ lại bằng chỉ sinh học để đảm bảo tính thẩm mỹ.

Bước 4: Chăm sóc hậu phẫu

Khi ca phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú kết thúc bệnh nhân sẽ được theo dõi trực tiếp tại trung tâm. Sau đó, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ cho bệnh nhân xuất viện hoặc ở lại để theo dõi.

5. Sau khi bị cắt bỏ ngực sẽ như thế nào? 

Sau khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú trên ngực bạn sẽ để lại một vết sẹo - kết quả của quá trình phẫu thuật cắt bỏ. Nếu sau khi cắt bỏ tuyến vú mà bạn không sử dụng thêm phương pháp tái tạo vú thì phần ngực bị cắt bỏ sẽ phẳng giống như khi không có ngực.

Nếu bạn tiến hành phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú một bên thì bạn nên sử dụng ngực giả được làm bằng chất liệu silicon để giữ cho trong lượng của hai bên ngực cân bằng. Ngực giả này thường được đặt vào bên trong áo ngực ở bên phần vú đã bị cắt bỏ. 

Việc sử dụng ngực giả bằng silicon này giúp hạn chế áp lực trên vùng cổ và đốt sống cổ về lâu dài. 

Ngực sau khi bị cắt bỏ tuyến vú trông sẽ như thế nào?

Ngoài ra hậu phẫu thuật cắt tuyến vú hầu hết các bệnh nhân đều chịu những ảnh hưởng về tâm lý. Mức độ ảnh hưởng này lớn hay nhỏ phụ thuộc rất nhiều và tính cách, suy nghĩ của bệnh nhân, thậm chí sau phẫu thuật còn có những người bị ám ảnh, mắc các bệnh về tâm lý.

Tuy nhiên sự thay đổi này được thực hiện với mục đích đảm bảo cho sức khỏe của bạn trở nên tốt hơn. Việc người thân, bạn bè bên cạnh động viên, ủng hộ trong khoảng thời gian sau phẫu thuật sẽ giúp cho tâm lý của bệnh nhân trở nên thoải mái và yên tâm hơn.

Từ đó bệnh nhân có đủ sức mạnh và dũng khí để thục hiện tiếp các điều trị sau phẫu thuật. Chẳng hạn như tái tạo vú ngay sau khi phẫu thuật.

Đối với các trường hợp nặng hơn như việc bệnh nhân mắc các bệnh về tâm lý mà không tự vượt qua được bằng sự động viên của người thân và bạn bè thì cần tìm đến các chuyên gia hoặc bác sĩ tâm lý để giải quyết. 

6. Sau khi cắt bỏ tuyến vú phải mất bao lâu mới có thể hồi phục?

Sau khi trải qua quá trình phẫu thuật cắt tuyến vú ban đầu bệnh nhân sẽ cảm thấy hơi đau nhức và khó chịu. Thế nhưng cảm giác đau đớn này sẽ nhanh chóng biến mất.

Sau khoảng 2 tuần bệnh nhân đã có thể thực hiện các hoạt động sinh hoạt bình thường. Từ 4 -6 tuần với khả năng hồi phục nhanh chóng hầu hết mọi người đều đã có thể trở về với cuộc sống thường nhật. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng thêm phương pháp tái tạo vú thì quá trình hồi phục sẽ mất thêm nhiều thời gian hơn.

Ngực phải đeo băng sau quá trình phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú

Phẫu thuật cắt tuyến vú là phương pháp phẫu thuật phức tạp yêu cầu về trình độ chuyên môn cao nên thời gian hồi phục cũng sẽ lâu hơn các phương pháp thẩm mỹ khác. Thông thường sau phẫu thuật, các bệnh nhân sẽ được bác sĩ khuyên ở lại đơn vị để tiện cho việc theo dõi trong khoảng 1-2 tuần.

Trong khoảng thời gian đầu, sau khi phẫu thuật bệnh nhân sẽ cảm thấy hơi đau đớn, khó chịu một chút. Tuy nhiên cảm giác này sẽ mau chóng biến mất sau khoảng 2 tuần. 

Để vết thương sau phẫu thuật hồi phục nhanh chóng nhất, bệnh nhân cũng không nên vận động mạnh, thực hiện các hoạt động thể thao trong khoảng 6-8 tuần đầu. Sau khoảng 8 tuần thì vết thương sẽ hết sưng và bầm tím. Khoảng 1-2 năm thì vết thương sẽ hồi phục hoàn toàn, sẹo mờ đi và các mô cũng lành lại hơn.

Bên cạnh đó thì việc điều trị thêm sau khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ vú cũng còn tùy thuộc vào loại ung thư và giai đoạn bệnh.

7. Hướng dẫn cách chăm sóc sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú

Để kết quả đạt được tốt nhất, bạn nên tuân thủ theo các hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ sau phẫu thuật như sau:

Sau phẫu thuật bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân chi tiết về cách chăm sóc hậu phẫu

  • Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh vết thương hằng ngày. Lưu ý, nên sử dụng bông tăm để lau vết mổ một cách nhẹ nhàng.
  • Tránh để vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với bụi bẩn, nước và ánh nắng mặt trời.
  • Không nên hoạt động mạnh trong giai đoạn vết thương đang hồi phục. Bởi điều này sẽ khiến vết mổ bị tổn thương và khó lành hơn.
  • Kiêng các loại thực phẩm gây ảnh hưởng tới khả năng tự lành và hồi phục vết thương. Chẳng hạn như: thịt gà, thịt bò, rau muống, đồ hải sản,...
  • Uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ để vết thương hồi phục nhanh hơn.
  • Tái khám đều đặn, đúng theo lịch hẹn của bác sĩ.
Gọi tư vấn Đặt lịch tư vấn